Mỗi năm chúng ta phải hứng chịu hàng chục cơn bão lớn nhỏ khác nhau gây thiệt hại lớn về vật chất và tính mạng con người. Thế nhưng đa phần bạn đọc không hề biết Bão là gì theo nghĩa rộng.
Nhiều bạn đang nhầm lẫn giữa Bão với Bão nhiệt đới, trong khi Bão nhiệt đới chỉ là một loại hình của Bão mà thôi. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin thú vị có thể bạn chưa biết.
1 – Bão là gì?

Bão là gì?
Có rất nhiều loại bão như: Bão từ, Bão trong vũ trụ, Bão lửa, Bão tuyết… đang cùng tồn tại và tác động đến các vị trí địa lý khác nhau trên trái đất. Khái niệm Bão dường như khá đơn giản chứ không phức tạp và khó hiểu.
Bão tiếng Anh là Storm – là hiện tượng tự nhiên trong trạng thái nhiễu động của tầng khí quyển. Đây là những thời điểm mà thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng tới sức khỏe, hoạt động, môi trường sống của con người.
Ở Việt Nam, khi nói tới Bão là ám chỉ tới Bão nhiệt đới thường kèm theo gió to, mưa lớn và giông tố. Tuy nhiên để hiểu theo nghĩa rộng thì Bão có hàm ý như trên và Bão nhiệt đới chỉ là một trong những hình thái của Bão mà thôi.
2 – Bản chất và sự hình thành của Bão
Ở không gian ba chiều chúng ta có thể nhận thấy Bão là một khối trụ xoáy cao lớn. Ở tầng thấp dưới 3km không khí nóng ẩm tác động và dịch chuyển ngược chiều kim đồng hồ theo hình xoáy trôn ốc hội tụ vào tâm. Chuyển động này di chuyển thẳng lên trên thành mắt bão và lên trên đỉnh rồi toả ra ngoài theo chiều ngược lại.
Nhiều người thắc mắc thành phần chính của bão là gì, chúng bao gồm những yếu tố nào… Đây là 3 yếu tố của Bão: dải mưa, mắt bão và thành mắt bão trong đó dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão ở chính giữa và thành mắt bão nằm cạnh mắt bão.
Tại Việt Nam chủ yếu chỉ có Bão nhiệt đới là phổ biến còn chúng ta không có Bão từ, Bão cát như các quốc gia khác. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt mỗi năm dải đất hình chữ S bé nhỏ kiên cường với diện tích tiếp giáp biển lớn kéo dọc lãnh thổ phải gồng mình hứng chịu hàng chục cơn bão khác nhau.
3 – Vì sao lại có bão?

Vì sao lại có bão?
Bão thường xuất hiện tại những khu vực có khí hiệu nhiệt đới bởi chúng cần một dòng nước nóng, tối thiểu là 26 độ C ở độ sâu thấp nhất là 50m dưới mặt nước biển. Dòng nước nóng này có tốc độ bốc hơi rất lớn, chúng tạo thành một khối khí bốc lên cao lên đến 15km. Tại đây, khối khí này sẽ được ngưng tụ thành những đám mây bão.
Khi khối khí lạnh đi, không khí ẩm và nóng bị hút vào bên trong ống khí với tốc độ cao và lượng lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do áp suất tại khối khí nhỏ hơn những nơi khác. Điều này cũng giải thích cho hiện tượng mây cuộn xung quanh ống khí.
Luồng nước dưới mặt biển càng nóng thì gió và bão càng được tăng thêm sức mạnh. Những cơn bão lớn có thể có sức tương đương với 5 quả bom hạt nhân mỗi giây. Nhưng khi gặp dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão sẽ giảm cường độ vì không còn luồng khí nóng tiếp sức mạnh nữa.
4 – Những cơn bão nổi tiếng đổ bộ vào Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão, do chúng ta có đường biển khá dài. Trong khoảng 20 năm qua, chúng ta đã chứng kiến những cơn bão khủng khiếp đổ bộ vào đất nước:
– Bão Mirinae năm 2016 đổ bộ vào khu vực Thái Bình – Ninh Bình, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp. Bão đã khiến 21 người bị thương, 30 ngôi nhà đổ sập hoàn toàn và 25000 nhà tốc mái.
– Siêu bão hải Yến năm 2013 đã khiến 13 người chết, 81 người bị thương. Trước đó, khi càn quét qua Philippines, siêu bão Hải Yến đã cướp đi sinh mạng của khoảng 6000 người.
– Bão Sơn Tinh năm 2012 đã khiến 7 người chết, nhiều người mất tích và gây thiệt hại khoảng 7000 tỷ đồng cho các tỉnh Nam Định – Ninh Bình – Thái Bình.
– Bão Xangsane năm 2006 với sức tàn phá khủng khiếp cướp đi sinh mạng của 70 người, hơn 500 người bị thương và gây thiệt hại hơn 10000 tỷ đồng.
5 – Điểm danh 5 cơn bão mạnh nhất lịch sử nhân loại
Bão là hiện tượng tự nhiên xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử cũng đã được ghi lại như sau:
– Bão Tip năm 1979 phía Tây Thái Bình Dương. Cơn bão này đã phá vỡ mọi kỷ lục về quy mô và cường độ trong lịch sử với áp suất 870hPa, đường kính 2200km, sức gió 305km/h.
– Siêu bão Nora năm 1973 tại phía Đông Philippines với sức gió 298km/giờ, áp suất không khí là 877hPa. Bão Nora đã khiến 18 người thiệt mạng và gây ra thiệt hại về kinh tế khoảng 2 triệu USD.
– Siêu bão June năm 1975 trên Thái Bình Dương có sức gió 297km/giờ. Rất may mắn vì bão đã không thể đổ bộ và đất liền.
– Siêu bão Ida năm 1958 tại Tây Thái Bình Dương với sức gió 321km/giờ đã khiến 888 người chết.
– Siêu bão Kit năm 1966 tại Thái Bình Dương ghi nhận sức gió lên đến 313km/giờ và đã cướp đi sinh mạng của 64 người.
Một số cơn bão khủng khiếp từng đổ bộ vào Việt Nam như: Bão Xangsane năm 2006, Bão Lekima năm 2007, Bão Mekkhala năm 2008, Bão Ketsana năm 2009, Bão Côn Sơn năm 2010… mỗi cơn bão gây ra những thiệt hại khác nhau ở những vùng miền khác nhau của tổ quốc. Trong đó khu vực miền Trung có những mất mát đau thương nhất cả nước.
Trên đây là khái niệm Bão và một số thông tin cần thiết giúp bạn đọc có thể biết: Bão là gì, Bão tiếng Anh là gì, Có những loại bão nào, Nguyên nhân của Bão, Những cơn bão lớn trong lịch sử…. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức mới trên Canbiet.com.vn – website tra cứu khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ miễn phí.