Nếu không phải là một phật tử, thì câu hỏi Lễ Vu Lan là gì có lẽ cũng hơi hơi “gây áp lực” cho bạn khi lựa chọn đưa ra câu trả lời. Bởi thực tế rất nhiều người không biết ngày lễ này vào ngày nào. Hoặc có khi còn nhầm lẫn giữa các ngày lễ với nhau.
Hãy cùng Canbiet.com.vn tìm hiểu về lễ Vu Lan Báo Hiếu và những ngày lễ, tục lệ trong tháng 7 âm lịch.
1 – Lễ Vu Lan là gì?

Lễ vu lan là gì?
Các quốc gia Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có đời sống tâm linh sống động hơn các quốc gia Phương Tây. Bên cạnh những ngày kỷ niệm của dân tộc chúng ta còn có các ngày lễ, ngày Tết như Tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu… ngày lễ thì có Lễ Vu Lan là tiêu biểu.
Lễ Vu Lan hay còn được gọi là Vu Lan Báo Hiếu cha mẹ – một trong những ngày lễ chính của Phật giáo Đại thừa Bắc tông. Được tổ chức vào ngày “ngày rằm tháng 7” tức 15 tháng 07 âm lịch hàng năm, nhằm khơi gợi tinh thần hiếu lễ giữa con cái với đấng sinh thành.
Tóm tắt khái niệm lễ Vu Lan Báo Hiếu:
– Lễ Vu Lan hay còn được gọi là ngày Lễ Báo Hiếu cha mẹ
– Là ngày lễ chính của Phật giáo Đại thừa Bắc tông
– Tổ chức vào ngày “ngày rằm tháng 7”
– Tức 15 tháng 07 âm lịch hàng năm
– Nhằm khơi gợi tinh thần hiếu lễ giữa con cái với đấng sinh thành
2 – Sự tích và ý nghĩa của lễ Vu Lan Báo Hiếu là gì?
Theo Wikipedia, nguồn gốc của Lễ Vu Lan được cho là xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó như một điển tích để răn dạy con người nói chung phải hiếu – kính với cha mẹ rộng hơn là ông bà, tổ tiên.
Ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan nhằm giúp mỗi chúng ta tìm về nơi mình đã sinh ra, cội nguồn bản thân; hiếu – kính với cha mẹ rộng hơn là ông bà, tổ tiên… Bởi thế mới có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn“.
Theo sự tích, mẹ của Ngài Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề vốn là người tham lam, độc ác, không tin Phật Pháp. Trái ngược với bà, người con Mục Kiền Liên lại là người con ngoan ngoãn, hiếu thảo. Sau khi mẹ qua đời, Mục Kiền Liên quy y theo Phật, ngày đêm tu luyện chăm chỉ. Một ngày, Mục Kiền Liên đã chứng đắc được thần thông và tìm khắp các cõi giới xem mẹ mình đang ở nơi nào. Cuối cùng, Ngài thấy mẹ mình đang bị giam trong đại địa ngục, vô cùng đau khổ.
Thương mẹ, Mục Kiền Liên dâng mẹ một bát cơm cho đỡ đói. Thế nhưng, khi cơm chưa đưa đến miệng thì đã hóa thành than đỏ, không thể ăn được. Mục Kiền Liên bất lực quay trở lại tìm Đức Thế Tôn.
Đức Phật khuyên Ngài rằng, ngày 15/7 âm lịch là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Hãy nhờ đến phước của các Đại Đức để cứu lấy mẹ mình. Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy, bà Thanh Đề ngay sau đó được sanh về cõi lành. Từ đó, ngày Rằm tháng bảy hằng năm trở thành ngày tri ân, báo hiếu của những người con đối với cha mẹ mình.
3 – Đại lễ Vu Lan và ý nghĩa bông hồng cài trên ngực áo
Vào ngày Vu Lan, mỗi người đều được cài lên ngực mình một bông hoa hồng: bông hồng đỏ dành cho những người còn cha mẹ, bông hồng trắng dành cho những người đã mất cha mẹ. Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, của lòng biết ơn chân thành mà mỗi người con dành cho đấng từ phụ của mình.
Theo nhiều tài liệu, nghi thức bông hồng cài áo có nguồn gốc từ các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết về mẹ những năm 1960. Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư đã được gài một bông hoa hồng trắng trên ngực áo. Sau khi hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hành động này, Thiền sư đã chọn hoa hồng làm biểu tượng của lễ Vu Lan báo hiếu và xuất bản tác phẩm “Bông hồng cài áo” năm 1962.
4 – Những điều nên làm trong mùa Vu Lan

Những điều nên làm trong mùa vu lan
Vu Lan là một dịp quan trọng trong năm để bạn dành thời gian và thể hiện tình cảm với gia đình mình. Cuộc sống bon chen, bận rộn có thể khiến bạn không có nhiều thời gian dành cho gia đình. Thế nhưng, tình cảm gia đình mới là điều đáng trân trọng và thiêng liêng nhất. Hãy thể hiện tình cảm với ông bà, cha mẹ mình bằng những hành động rất nhỏ thôi: nói lời cảm ơn, mua hoa, mua quà cho người thân yêu,… Dù chỉ là một hành động nhỏ thôi cũng có thể khiến bậc sinh thành và chính bản thân bạn cảm thấy hạnh phúc.
Vào ngày này, bạn cũng có thể đi lễ chùa cùng gia đình mình nhé. Tất cả các chùa đều tổ chức Lễ Vu Lan Báo hiếu vào Rằm tháng bảy. Cùng nhau đến những nơi linh thiêng để tâm hồn được lắng đọng và thư thái, cũng là một cách để gắn kết tình cảm gia đình.
Trên đây là một số thông tin về ngày Lễ Vu Lan giúp bạn đọc có thể tự mình giải đáp một số câu hỏi dạng như: Lễ Vu Lan là gì, Lễ Vu Lan vào ngày nào, Nguồn gốc Lễ Vu Lan, Ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan, Lễ Vu Lan nên làm gì… Chúc các bạn và gia đình có một ngày lễ báo hiếu ý nghĩa, nhiều thiện tâm được trao cho nhau.