CPT là gì trong Incoterm, tìm hiểu điều kiện CPT – Carriage Paid To – “Cước trả tới điểm đến” trong thương mại quốc tế, được sử dụng trong mọi phương thức vận tải. CPT giúp phân định trách nhiệm và rủi ro giữa bên bán và bên mua, tránh xảy ra những tranh cãi.
Điều kiện CPT và các điều kiện khác trong Incoterm đã trở nên rất phổ biến, trở thành “chuẩn mực” để ghi vào hợp đồng thương mại quốc tế. Khi đó, các bên không cần soạn thảo từng điều khoản chi tiết, thay vào đó có thể áp dụng một trong 11 điều kiện của Incoterm, mà CPT là một ví dụ. Vì thế, bạn cần nắm rõ quy định của Điều kiện CPT là gì và áp dụng vào thực tế.
- Chỉ từ là gì, giải bài tập và soạn bài Khái niệm Chỉ từ Ngữ văn 6
- HSE là gì, nghề HSE là nghề làm gì và cần những yêu cầu nào
- Inbox là gì, giải thích ý nghĩa của từ Inbox trên Facebook và Internet
I – CPT là gì?
CPT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Carriage Paid To”, dịch sang tiếng Việt thành “Cước trả tới điểm đến”, một điều kiện của Incoterm được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế.

“Cước trả tới điểm đến”
Theo đó, điều kiện CPT quy định bên bán thanh toán cước phí vận tải tới địa điểm giao hàng đã định, còn bên mua thanh toán phí bảo hiểm. Với điều kiện CPT, Mọi rủi ro về hàng hóa chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên.
CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định
Đặc điểm nổi bật của Điều kiện CPT giống hệt CFR, nhưng ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định.
II – Phân chia trách nhiệm, rủi ro trong điều kiện CPT
Các nghĩa vụ, trách nhiệm trong điều kiện CPT sẽ quyết định đến chi phí mà mỗi bên sẽ phải chịu. Chính vì vậy mà bạn cần phải nắm rõ các quy định cụ thể về phân chia trách nhiệm này.

Nghĩa vụ trách nhiệm và điều kiện CPT
Bốc, dỡ hàng hóa
– Các chi phí liên quan đến việc bốc hàng lên phương tiện vận chuyển tại xưởng người bán và chi phí bốc, xếp lên phương tiện vận tải (tàu, máy bay) đều do người bán chịu.
– Các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng, vận chuyển khi đã nhận hàng là do người mua chịu.
– Các thỏa thuận khác (nếu có) về chi phí bốc dỡ cần phải được nêu rõ trong hợp đồng ký kết.
Chuyển rủi ro giữa bên bán và bên mua
Xác định thời điểm chuyển rủi ro là yếu tố quan trọng trong phân chia trách nhiệm theo điều kiện CPT. Theo điều kiện này, thời điểm người mua chịu trách nhiệm về rủi ro của hàng hóa là từ khi hàng được người bán chuyển giao cho đơn vị vận chuyển. Sau khi chuyển rủi ro, người bán không còn trách nhiệm liên quan đến việc vận chuyển lô hàng nữa.
Cụ thể như sau: Nếu hàng được vận chuyển qua đường hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất, người bán chỉ cần vận chuyển hàng đến các kho hàng tại sân bay. Chẳng hạn như kho SCSC, TCS, DHL, FEDEX,… Người bán cũng hết trách nhiệm về lô hàng từ thời điểm này. Thay vào đó, mọi rủi ro hay chi phí sẽ được chuyển cho người mua. Thậm chí, người bán cũng không phải chịu trách nhiệm về chi phí cho việc dỡ hàng xuống từ xe và đưa hàng vào kho.
Trong trường hợp giao tại cảng biển
– Trường hợp hàng đóng trong container hoặc sử dụng tàu Liner:
Người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến các ICD (địa điểm được các hãng tàu chỉ định để giao hàng hóa, gần cảng chính). Người bán hết trách nhiệm tại thời điểm này. Nếu có các chi phí, rủi ro phát sinh trong quá trình tháo, dỡ hàng xuống từ xe vận chuyển lên tàu thì người mua đều phải chịu. Người bán chỉ phải chịu chi phí vận chuyển hàng hóa đến các ICD.
– Trường hợp hàng không đóng trong container hoặc sử dụng tàu chuyển:
Trong trường hợp này, việc giao hàng sẽ được tiến hành tại mép cảng hoặc cầu cảng tại cảng chính. Người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng đến cảng và phải hoàn thành việc giao hàng lên tàu mới hết trách nhiệm. Các rủi ro, chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển, giao hàng đều do người bán chịu. Sau đó, mọi chi phí và rủi ro khác sẽ do người mua chịu trách nhiệm. Người bán không có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho lô hàng.
*** Xem thêm bài viết liên quan:
- Inbox là gì, giải thích ý nghĩa của từ Inbox trên Facebook và Internet
- PHP là gì, tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình PHP dễ hiểu nhất
- 1kw bằng bao nhiêu w, hp, ampe, v trong lĩnh vực điện
- URL là gì viết tắt của từ nào, tìm hiểu nghĩa đường dẫn liên kết URL
- Địa chỉ IP là gì và cách biết địa chỉ IP máy tính, điện thoại của bạn
Hy vọng bài viết ngắn này của Canbiet.com.vn đã giúp độc giả hiểu rõ về Điều kiện CPT là gì và điều kiện CPT incoterms 2010 là gì. Việc nắm bắt các quy định của CPT là rất cần thiết, vì nó giúp phân chia trách nhiệm, rủi ro giữa bên bán và bên mua. Đặc biệt, nếu có từ 2 đơn vị vận chuyển trở lên, thì việc quy định rõ trách nhiệm mỗi bên là vô cùng quan trọng.