Tìm hiểu địa chỉ IP là gì đối với máy tính và thiết bị điện tử trên mạng máy tính Internet, tác dụng cũng như cách nhận biết IP của bạn. Người dùng smartphone, laptop chắc đã từng một lần nghe tới thuật ngữ IP máy, nhưng lại không biết nó là gì, vai trò như thế nào.
Trên thực tế, IP giống như Address của thiết bị điện tử vậy. Mỗi máy tính truy cập internet đều được gán một địa chỉ IP giúp cho việc kết nối, liên lạc và truyền dữ liệu chính xác hơn. Bạn cũng cần phân biệt khái niệm IP tĩnh và IP động.
- DNS là gì viết tắt của từ nào, nghĩa của Domain Name System
- URL là gì viết tắt của từ nào, tìm hiểu nghĩa đường dẫn liên kết URL
- PHP là gì, tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình PHP dễ hiểu nhất
1 – IP là gì?

IP là gì? IP dùng để làm gì?
Địa chỉ IP là viết tắt của từ tiếng Anh Internet Protocol, dịch là Giao thức Internet. IP là địa chỉ duy nhất được gắn với thiết bị điện tử khi truy cập mạng máy tính Internet để định danh, nhận diện và liên lạc. Mạng Internet về cơ bản là mạng lưới kết nối các máy tính với nhau, nhưng trên môi trường đó thì bạn cần tạo ra địa chỉ cho từng máy riêng để tránh nhầm lẫn.
Khi lắp mạng, thì mỗi cái router (bộ định tuyến) đã được cấp một dải IP riêng. Tất nhiên IP của router đó là cố định, còn dải IP cấp kia sẽ được giới hạn trong một khoảng. Bất kỳ máy tính, smartphone nào truy cập vào mạng này, thì router sẽ cấp cho nó một địa chỉ IP để thuận tiện liên lạc.
2 – IP động, IP tĩnh là gì?
IP động là với mỗi máy tính truy cập vào mạng đó, thì router sẽ cấp IP cho phiên làm việc hiện tại, nếu máy bị ngắt internet rồi kết nối lại thì nó sẽ được cấp cho IP mới nằm trong dãy mà router được nhà mạng cấp. Nói dễ hiểu hơn, IP động là địa chỉ thay đổi theo từng phiên làm việc của thiết bị.

IP động, IP tĩnh là gì?
IP tĩnh là địa chỉ mà bộ định tuyến cấp cố định cho một máy tính, thiết bị điện tử. Kể cả khi nó ngắt kết nối rồi vào lại thì vẫn dùng IP đã cấp trước đó. Các server để chạy website thì sẽ dùng IP tĩnh cố định. Khi ta gõ địa chỉ web, ví dụ Canbiet.com.vn thì hệ thống DNS sẽ dịch sang địa chỉ IP của server đặt nội dung web này, ví dụ 289.34.22.42
Nếu làm ở các công ty lớn có nhiều người thì bạn sẽ hay gặp trường hợp xung đột địa chỉ IP. Do số lượng nhân viên sử dụng máy tính lớn hơn dải IP mà nhà mạng cấp cho gói dịch vụ của công ty. Nên khi có người truy cập internet thì bộ định tuyến lại cấp địa chỉ IP trùng với IP của một người đang sử dụng, gây ra xung đột. Giải quyết cái này thì bạn phải nâng cấp bộ định tuyến để nó tăng thêm dải IP.
3 – Địa chỉ IP dùng để làm gì?
Tại các phần trên, bạn đã hiểu được địa chỉ IP có chức năng định danh và nhận diện một thiết bị điện tử. Cũng chính nhờ địa chỉ này mà các thiết bị trên mạng internet có thể nhận ra và giao tiếp, cũng như liên lạc với nhau. Bạn có thể hình dung địa chỉ IP giống như địa chỉ nhà hay cơ quan của bạn.
Chẳng hạn như khi bạn tìm kiếm một thông tin trên google với nội dung “địa chỉ IP là gì”. Các DNS server sẽ tiếp nhận yêu cầu này của bạn và tìm kiếm những trang web có kết quả và địa chỉ IP tương ứng, sau đó gửi kết quả này về cho bạn. Gửi bất kỳ dữ liệu nào trên internet cũng được tiến hành qua quy trình tương tự như trên.
4 – Cấu tạo của địa chỉ IP là gì?
Địa chỉ IP bao gồm 5 lớp như sau:
– Lớp A bao gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên thuộc khoảng giá trị từ 1 đến 126. Đây là lớp dành cho địa chỉ IP của các doanh nghiệp, tổ chức lớn trên thế giới. Lớp A có dải địa chỉ trong khoảng từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0.
– Lớp B: Các địa chỉ IP thuộc lớp B sẽ có octet đầu tiên mang giá trị từ 128 đến 191. IP thuộc sp B sẽ có địa chỉ từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0. Các tổ chức hạng trung trên thế giới sẽ sử dụng địa chỉ IP lớp B.
– Địa chỉ IP lớp C sở hữu octet đầu tiên có giá trị trong khoảng từ 192 đến 223. Lớp này có đại chỉ trong khoảng từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0 và được sử dụng trong cho các tổ chức nhỏ và các máy tính cá nhân.
– Lớp D bao gồm IP có octet đầu tiên thuộc khoảng giá trị từ 224 đến 239, trong đó, 4 bit đầu tiên được cố định là 1110. Các IP nằm trong dải từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255 đều thuộc lớp này.
– Lớp E gồm các IP có octet đầu mang giá trị từ 240 đến 255, 4 bit đầu tiên luôn được cố định là 1111. Các địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255 đều thuộc lớp E. Lớp địa chỉ này được dành riêng cho việc nghiên cứu.
5 – Cách tìm địa chỉ IP là gì?
Để tìm địa chỉ IP của mình, bạn có thể thực hiện các thao tác sau trên máy tính:
– Cách 1: Mở control panel -> truy cập vào View network status and tasks -> nhấn vào phần mạng bạn đang truy cập và chọn Details -> dòng IPv4 Address sẽ hiển thị địa chỉ IP của bạn.
– Cách 2: Mở Run bằng cách sử dụng tổ hợp phím Windows + R -> nhập cmd -> gõ lệnh ipconfig -> địa chỉ IP của bạn được hiển thị tại IPv4 Address.
– Cách 3: Sử dụng các công cụ để xác định địa chỉ IP Public. Bạn có thể truy cập vào trang web whatismyip.com để tìm ra địa chỉ IP của mình.
6 – Phiên bản của địa chỉ IP là gì?
Hiện nay, phiên bản IPv6 đã ra đời để thay thế và nâng cấp cho phiên bản IPv4 trước đó. Giao thức IPv6 cung cấp số lượng địa chỉ IP lớn hơn nhiều so với IPv4, đáp ứng được nhu cầu kết nối internet của nhiều thiết bị hơn. Là một phiên bản nâng cấp, IPv6 được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn so với IPv4.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ IP là gì. Nếu bạn cần thêm thông tin, bạn có thể gửi email cho chúng tôi tại mục “gửi câu hỏi” nhé!