Mặt trời đang tỏa nắng chói chang, bỗng bị một luồng đen che lấp khiến bầu trời tối sầm lại. Hiện tượng này có thể bị nhầm lẫn là do mây che mặt trời nhưng thực tế chúng được gọi là nhật thực.
Cùng Canbiet.com.vn tìm hiểu về nhật thực là gì trong bài viết sau đây.
1 – Noun Solar Eclipse of The Sun – Nhật thực là gì?

Nhật thực là gì?
Ngày có mặt trời, tối có mặt trăng. Mặt trời, mặt trăng và trái đất là ba vật thể luôn song hành cùng nhau. Hiện tượng mặt trăng bị che lấp được gọi là nguyệt thực, còn hiện tượng ngược lại gọi là Nhật thực.
Nhật thực tên tiếng Anh là Noun Solar Eclipse of The Sun – hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ trái đất. Nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời. Có nghĩa mặt trời bị mặt trăng che khuất và bóng của mặt trăng phủ lên trái đất.
Có hai loại nhật thực là nhật thực toàn phần (mặt trời bị che khuất hoàn toàn) và nhật thực một phần (mặt trời hình khuyên).
Tuy nhiên, trên thực tế, khi nhật thực toàn phần xảy ra, mặt trời ít khi bị che khuất hoàn toàn. Bởi kích cỡ biểu kiến của mặt trăng không đủ lớn để che khuất toàn bộ mặt trời, cũng như quỹ đạo hình mặt trăng là hình elip chứ không phải quỹ đạo tròn hoàn hảo.
Tóm tắt khái niệm mặt trời là gì
– Nhật thực tên tiếng anh là Noun Solar Eclipse of The Sun: Là hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ trái đất
– Xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời: Có nghĩa mặt trời bị mặt trăng che khuất và bóng của mặt trăng phủ lên trái đất
– Có bốn loại Nhật thực:
+ Nhật thực toàn phần
+ Nhật thực một phần
+ Nhật thực hình khuyên
+ Nhật thực lai
2 – Nhật thực diễn ra vào khi nào?

Nhật thực diễn ra vào khi nào?
Nắm rõ được thời gian xuất hiện nhật thực để có cơ hội chiêm ngưỡng nó, được mắt thấy tai nghe sẽ là cách hữu hiệu nhất để rõ nhật thực là gì mà không phải qua lý thuyết sách vở.
Có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm. Phải rất may mắn mới có thể chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này.
Tại một nơi cụ thể, nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm. Bóng của mặt trăng đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7, 1955).
Nhật thực là hiện tượng tự nhiên hoàn toàn bình thường. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Bởi nó gây ra sự sợ hãi do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi mặt trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.
3 – Phân loại nhật thực
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các chi tiết hơn về 4 loại nhật thực, dựa theo vùng bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất nhé!
– Hiện tượng nhật thực toàn phần: Hiện tượng này diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo và che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Bạn chỉ có thể quan sát được nhật thực toàn phần khi bạn đứng trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng. Tại những khu vực khác, bạn chỉ có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần.
– Hiện tượng nhật thực một phần: Nếu như Mặt Trăng che khuất toàn bộ Mặt Trời trong hiện tượng nhật thực toàn phần, thì với hiện tượng Nhật Thực một phần, Mặt Trăng chỉ che khuất một phần đĩa Mặt Trời.
– Hiện tượng nhật thực hình khuyên: Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng chỉ che khuất trung tâm của Mặt Trời, chỉ các vùng rìa xung quanh được lộ ra.
– Hiện tượng nhật thực lai: Đây là hiện tượng xảy ra khi nhật thực hình khuyên chuyển thành nhật thực toàn phần.
4 – Quan sát nhật thực như thế nào là đúng cách?
Đặc biệt, tìm hiểu nhật thực là gì cũng cần phải tìm hiểu cách chiêm ngưỡng đúng. Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào mặt trời. Nhiều người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để “săn nhật thực” chiêm ngưỡng và chụp ảnh. Tuy nhiên, họ luôn có kính bảo vệ mắt hoặc chỉ quan sát gián tiếp.
Lý do là bởi ánh sáng Mặt Trời khi xảy ra hiện tượng này có cường độ rất mạnh. Nếu bạn quan sát lâu có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho thị lực. Hãy thật lưu ý những điều sau nếu bạn muốn quan sát hiện tượng thú vị này nhé:
– Các công cụ như kính râm, phim chụp Xquang, ruột đĩa mềm, băng video không giúp bảo vệ hoàn toàn cho đôi mắt của bạn. Chúng chỉ có thể giảm độ sáng chứ không ngăn được các tia bức xạ có hại.
– Bạn nên sử dụng kính lọc chuyên dụng để quan sát hiện tượng này.
– Quan sát gián tiếp hiện tượng này bằng cách sử dụng tấm bìa để hứng ảnh của Mặt Trời qua ống nhòm hay kính thiên văn.
5 – Điểm lại những lần nhật thực nổi tiếng trong lịch sử
Trong lịch sử, con người đã không ít lần chứng kiến hiện tượng kỳ thú này. Trong đó, một vài hiện tượng nhật thực đã diễn ra rất ấn tượng và nổi bật, được ghi danh trong sử sách:
– Nhật thực Ugarit: Ngày 3 tháng 5 năm 1375TCN, hiện tượng nhật thực đã kéo dài 2 phút 7 giây. Các nhà khoa học đã biết đến thông tin này qua kết quả phân tích một bảng đất sét được tìm thấy vào năm 1989.
– Nhật thực Assyria kéo dài 5 phút vào năm 763TCN.
– Nhật thực toàn phần tại Trung Quốc kéo dài đến 6 phút 25 giây, diễn ra vào năm 1302TCN.
– Nhiều sử giáo cũng cho rằng, vào ngày Chúa Jesus hành hình trên thanh thập tự giá cũng đã diễn ra hiện tượng nhật thực.
– Lịch sử cũng đã ghi nhận hiện tượng nhật thực năm 1919 kéo dài 6 phút 51 giây.
Hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu nhật thực là gì. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cùng bạn bè và người thân những thông tin hữu ích này nhé!