Vài năm trở lại đây, phong trào Startup diễn ra khá mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Các bạn trẻ có xu hướng tự Startup hay còn gọi là Khởi nghiệp thay vì làm công ăn lương theo lối truyền thống. Thiết nghĩ đây cũng chính là cách để khơi gợi sự sáng tạo, tinh thần làm việc, cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mỗi người.
Nếu như chưa biết Startup là gì thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi này.
1 – Startup là gì?

Start up là gì?
Tinh thần, điểm mạnh của người trẻ là nhiệt huyết, sáng tạo, cống hiến, yêu thích cái mới, giàu đam mê… Chính vì thế những xu hướng gợi mở được những yếu tố kể trên được các bạn lựa chọn khá nhiều.
Startup hay còn được gọi là Khởi nghiệp – chỉ những hoạt động của một cá nhân hay nhóm người hoặc tổ chức trong việc phát triển sản phẩm. Hoặc thành lập một hình thức, loại hình công việc nào đó có tính chất mới mẻ, rủi ro, nhưng lại có tiềm năng phát triển lớn, lợi nhuận cao.
Ban đầu thuật ngữ Startup thường được dùng để chỉ các hoạt động khởi nghiệp liên quan tới lĩnh vực Công nghệ thông tin. Bởi đây là ngành nghề mới phát triển có nhiều thách thức cũng như cơ hội lớn.
Theo thời gian khái niệm này đã “phẳng hóa” tương tự như điều mà Internet đã làm vậy. Hiện tất cả các nghành nghề đều có thể sử dụng cụm từ Startup chỉ chung có các hoạt động khởi nghiệp.
2 – Quá trình startup là gì?

Quá trình start up
Hầu hết các Startup đều được sinh ra và hoạt động theo phương châm: “Chưa có gì để mất“, “Rủi ro càng cao – Lợi nhuận càng lớn“, “Tự lực – Tự cường“… Quả thật như vậy khi nói về Start-up là nói tới hoạt động phát triển doanh nghiệp ở giai đoạn sơ khai nhất.
Tùy vào những ngành nghề khác nhau mà Startup có tác động khác nhau lên người làm. Điểm chung duy nhất là “không ngừng chiến đấu và khao khát chiến thắng”.
Các giai đoạn của một Startup thường đi từ: Phát sinh ý tưởng => Khởi động => Leo dốc => Thoát ra. Lúc này một Start-up đã có thể “đứng lên” và trở thành một doanh nghiệp nhỏ hoặc cũng có thể là một doanh nghiệp vừa hiếm hoi lắm mới có thể trở thành một doanh nghiệp lớn chỉ dựa vào một dự án Startup.
Điểm quan trọng của quá trình Khởi nghiệp có lẽ là vốn, thông thường chúng ta có thể huy động vốn từ cha mẹ, người thân, bạn bè… để khởi nghiệp. Nhưng còn một cách khác và có phần thích hợp với nhu cầu thực hiện hơn đó chính là nguồn vốn từ những tổ chức Venture Capital hay còn gọi là Đầu tư mạo hiểm.
3 – Những ai nên startup?
Kinh doanh và làm giàu là dành cho tất cả mọi người, không giới hạn độ tuổi hay giới tính. Chỉ cần bạn đam mê, có khao khát vươn lên làm giàu, và quan trọng nhất, là bạn có một ý tưởng kinh doanh khả thi, đem đến giá trị cho cộng đồng và toàn xã hội, là bạn có thể tiến hành start up. Tuy nhiên, khi Start-up bạn cũng cần cân nhắc nhiều đến khả năng vốn và cách huy động vốn của mình nhé.
Những ý tưởng kinh doanh thường đến từ các bạn sinh viên – độ tuổi mà sức trẻ và nhiệt huyết cũng như sự sáng tạo đang nở rộ nhất. Sinh viên cũng là tầng lớp có sự tiếp thu khoa học công nghệ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trên thực tế thì đây cũng là lực lượng đi đầu cho các Start-up tại Việt Nam.
Chúng tôi luôn khuyến khích các Start-up được thực hiện bởi những bạn sinh viên hay những sinh viên mới ra trường. Không ít những sinh viên đã thành công trên con đường này. Thế nhưng, Start-up chưa bao giờ là dễ dàng cả. Sẽ còn rất nhiều thử thách và khó khăn đang chờ đợi bạn. Start-up có thành công hay không là điều khó đoán đinh, thế nhưng một điều chắc chắn các bạn sẽ có được khi Start-up, đó chính là kinh nghiệm của bản thân mình.
4 – Những yếu tố cần thiết để startup là gì?
Những ai đã có ý định Start-up nên cân nhắc những yếu tố sau đây trước khi tiến hành:
– Cảm nhận tốt về thời điểm thực hiện Start-up.
Nói nôm na hơn là bạn càn nắm bắt được cơ hội để tiến hành Start-up của mình. Không phải thời điểm nào Start-up cũng là hợp lý. Và việc lựa chọn được thời điểm hành động sẽ yêu cầu sự cảm nhận tinh tế của bạn. Hãy căn cứ và sự suy giảm cũng như tăng trưởng của kinh tế, của lĩnh vực bạn đang tham gia, tình trạng của các đối thủ cạnh tranh, của thị trường,… để đưa ra những quyết định chính xác nhất.
– Lập kế hoạch chi tiêu ngân sách
Bạn sẽ nhanh chóng thất bại nếu cứ thế chi tiêu mà không hề tính toán. Đây cũng chính là sai lầm mà nhiều người đã mắc phải. Hãy lập một kế hoạch chi tiêu hợp lý trước khi sử dụng ngân sách của mình nhé.
– Kỷ luật và tự giác
Kỷ luật và tự giác là điều cần thiết trong mọi khía cạnh của đời sống. Trong Start-up, kỷ luật giúp bạn cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân của mình.
– Yêu cầu về kỹ năng xã hội
Kỹ năng này yêu cầu bạn tạo được một mạng lưới quan hệ rộng lớn cho mình. Hãy khôn khéo để biết cách duy trì mối quan hệ hiện tại cũng như phát triển các mối quan hệ mới.
– Tài chính
Bạn sẽ chẳng làm được gì nếu không có tiền cả. Ít nhất là bạn cần có một khoản vốn nhất định để đầu tư rồi. Nhưng sau đó, hãy tìm đến các nguồn tiền khác để bổ sung vốn cho doanh nghiệp nhé.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Start-up là gì, cần gì để có thể Start-up. Chúc bạn luôn có những ý tưởng thiết thực và khởi nghiệp thành công nhé!