Khi được hỏi Nhân hóa là gì nhiều em học sinh tỏ ra khá bỡ ngỡ và khó khăn trong việc đưa ra câu trả lời. Bài viết này Canbiet.com.vn sẽ đưa ra khái niệm Nhân hóa cùng một số thông tin giúp các bạn giải đáp thắc mắc của mình.
1 – Nhân hóa là gì?

Nhân hóa là gì?
Cùng với Ẩn dụ, Hoán dụ thì Nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ thường xuyên được sử dụng trong văn học.
Nhân hóa là thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cụ thể hơn Nhân hóa là một biện pháp tu từ trong trong Văn học. Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ… giống như con người. Từ đó làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn.
Ví dụ: Con chó Vàng của Lão Hạc rất khôn, tựa như thể đứa trẻ 10 tuổi cứ chạy lẽo đẽo theo mẹ trong buổi chợ chiều nhuộm thẫm màu vàng của nắng…
Tóm tắt khái niệm Nhân Hóa là gì
– Nhân hóa là một biện pháp tu từ trong trong Văn học
– Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng các gán cho nó những:
+ Hoạt động
+ Tính cách
+ Suy nghĩ… giống con người
– Làm vật trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn
Chúng ta có thể sử dụng biện pháp tu từ này trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Sự đa dạng của ngữ cảnh khiến Nhân hóa trở thành phép tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn học.
2 – Những hình thức khác nhau của nhân hóa

Các hình thức khác nhau của nhân hóa
Tới đây chắc hẳn bạn đọc đã hình dung được Nhân hóa là gì rồi phải không nào. Nhân hóa cũng có nhiều hình thức khác nhau như: để tả hình dáng, tả hoạt động, tả tâm trạng, tả tính cách.
2.1 – Nhân hóa để tả hình dáng
Miêu tả hình dáng của một sự vật, hiện tượng nào đó gắn liền với những hình ảnh thường thấy của sự vật hiện tượng khác. Ví dụ: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai…
2.2 – Nhân hóa để tả hoạt động
Nhân hóa tả động rất hay được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ví như 2 câu thơ của Nguyễn Duy trong Tre Việt Nam: Bão bùng thân bọc lấy thân/Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm.
2.3 – Nhân hóa để tả tâm trạng
Nhân hóa để tả tâm trạng nhằm phác họa lại hình ảnh, mô phỏng lại “tâm trạng” của sự vật nào đó và chúng ta ví nó như con người.
Ví dụ: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lài trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
2.4 – Nhân hóa để tả tính cách
Văn học là sự nhân lên của ngôn từ. Người đọc có thể thấy một dòng sông hiền hòa những cũng có thể thấy một con tác dữ dội, nóng nảy, vô tâm… trong các tác phẩm văn học.
Ví dụ: Trong bài thở Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo tác giả viết: Dòng sông mới điệu làm sao/Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha…
3 – Những điều lưu ý khi sử dụng nhân hóa
Khi được sử dụng hợp lý, biện pháp tu từ nhân hóa sẽ đem đến giá trị biểu đạt rất cao cho ngôn từ. Để sử dụng thành công biện pháp pháp này, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Hiểu rõ mục đích sử dụng của mình
Nhân hóa không thể sử dụng một cách tùy tiện. Khi bạn có ý định cần sử dụng biện pháp nhân hóa trong chi tiết này, bạn cần nắm được dụng ý nghệ thuật của mình. Sử dụng nhân hóa cho hình ảnh này có ý nghĩa gì, đem đến giá trị gì? Hình ảnh nhân hóa này ám chỉ điều gì? Tôi muốn người đọc hiểu được điều gì qua hình ảnh đó? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng được một hình ảnh nhân hóa có sức gợi và hiệu quả nghệ thuật cao. Nhưng trước hết, bạn cần đảm bảo bản thân đã hiểu được bản chất của biện pháp nghệ thuật này.
Phân biệt nhân hóa với các biện pháp tu từ khác
Ngoài nhân hóa, chúng ta có thêm một số biện pháp nghệ thuật tu từ khác như ẩn dụ, hoán dụ. Trên thực tế, khá nhiều người nhầm lẫn trong việc sử dụng các biện pháp tu từ này. Để sử dụng nhân hóa cũng như ẩn dụ, hoán dụ một cách tốt nhất, chúng ta cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa những biện pháp này.
Biện pháp nghệ thuật hoán dụ là biện pháp sử dụng các hiện tượng, sự vật có tính tương cận để mô tả nhau. Còn biện pháp nghệ thuật ẩn dụ là sử dụng tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên của hiện tượng, sự vật nào đó. Giữa 2 đối tượng này phải có nét tương đồng với nhau. Nếu bạn phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ, thì việc phân biệt được sự khác nhau giữa chúng còn trở nên quan trọng hơn nữa.
Sử dụng biện pháp nhân hóa một cách linh hoạt
Không chỉ riêng đối với nhân hóa, tất cả các biện pháp tu từ khác đều phải sử dụng một cách linh hoạt. Không phải bất cứ hình ảnh, chi tiết nào bạn cũng có thể sử dụng thêm phép nhân hóa. Hay cứ tràn ngập phép nhân hóa trong một bài viết sẽ đem đến hiệu quả nghệ thuật cao, tác phẩm của bạn sẽ trở thành một bài thơ, bài văn hay.
Nhân hóa tạo điểm nhấn cho tác phẩm. Các chi tiết sử dụng phép nhân hóa cần được chọn lọc kỹ càng, đúng đối tượng, đúng vị trí và đúng mục đích thể hiện. Có như vậy, bạn mới truyền tải được trọn vẹn cảm xúc của mình đến với người đọc. Bài văn, ý thơ của bạn mới thực sự có sức gợi và tạo được giá trị. Vì vậy, hãy nhớ dùng biện pháp tu từ này một cách linh hoạt nhất nhé!
Trên đây là khái niệm Nhân hóa cùng các hình thức Nhân hóa, các ví dụ Nhân hóa giúp bạn đọc biết được Nhân hóa là gì. Cùng với nhân hoá chúng ta còn có một số biện pháp tu từ từ vựng như: So sánh, Ẩn dụ, Điệp ngữ, Chơi chữ, Nói quá, Nói giảm – Nói tránh… Chúc các bạn học tập tốt, công tác – giảng dạy đạt kết quả cao.