Vào những ngày đầu tháng 5 âm lịch hàng năm, mỗi người con đất Việt lại “sôi sục” hồi tưởng tới những ngày tháng thơ trẻ của mình. Bên những quả mận, bình vôi, quả xoài, quả vải… họ được ăn những loại quả đó theo phong tục riêng của ông bà tổ tiên – tục giết sâu bọ.
Vậy ngày giết sâu bọ là gì? chúng được tổ chức vào ngày nào, cùng với những tục lệ nào… mời bạn đọc tham khảo bài viết này của canbiet.com.vn.
1 – Ngày giết sâu bọ là gì?

Ngày giết sâu bọ là gì?
Có nhiều “biến thể” tên gọi của ngày giết sâu bọ như: ngày chiết sâu bọ, ngày diệt sâu bọ, tết giết sâu bọ…
Tuy nhiên, theo chúng tôi thì bạn đọc có thể dùng cụm từ “ngày giết sâu bọ”. Đồng thời cũng có thể sử dụng những biến thể kia. Bởi lẽ chúng đồng nghĩa với nhau và quan trọng hơn nó không gây hiểu lầm.
Ngày giết sâu bọ là một biến thể tên gọi của ngày Tết Đoan ngọ được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là ngày phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bọ gây hại cho nông sản trên cánh đồng. Từ đó cầu mong một mùa màng bội thu không bị sâu bọ làm hại. Vào ngày này con người có các hoạt động khác nhau như tắm, ăn hoa quả, làm lễ…
Ngoài những hoạt động nêu trên thì vào ngày này con người thường có các hoạt động như tắm vào sáng sớm, ăn hoa quả có tính chua như mận, đảo, xoài, vải… bôi vôi vào chân tay, làm lễ, trừ tà… Để dễ hình dung ngày giết sâu bọ là gì chúng tôi sẽ tóm tắt những ý chính của chúng.
Tóm tắt khái niệm ngày giết sâu bọ là gì
– Ngày giết sâu bọ là một biến thể tên gọi của ngày Tết Đoan ngọ
– Tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm
– Đây là ngày phát động phong trào:
+ Bắt sâu bọ
+ Tiêu diệt bớt các loài sâu bọ
– Con người có các hoạt động
+ Ăn hoa quả có vị chua
+ Bôi vôi vào chân tay
+ Làm lễ…
2 – Ngày tiết Đoan Ngọ – giết sâu bọ thường làm gì?
Vào sáng sớm ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngay khi thức dậy sau khi vệ sinh cá nhân xong, thậm chí là không cần vệ sinh cá nhân mà chỉ cần xúc miệng là bạn phải giết sâu bọ ngay.
Tùy theo phong tục riêng mà hình thức “giết sâu bọ” cũng khác nhau. Ở miền Bắc người ta thường ăn một bát cơm rượu nếp, rồi ăn một bát thạch, ăn các trái cây có vị chua như: mận, muỗm, sấu…
Đối với trẻ em thì cha mẹ, ông bà thường bôi chúng một ít thần sa, chu sa, vôi tôi vào hai bên thái dương và vào bụng, vào chân, bàn tay.
Có nơi người ta mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa này thường được kết bằng chỉ ngũ sắc cho màu sắc đẹp, rực rỡ hoặc cũng có thể kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt… Hoặc mặc những trang phục được in dấu, vẽ bùa với hàm ý trừ ma trừ tà. Tới đây chắc hẳn các bạn đã biết ngày giết sâu bọ là gì rồi phải không.
3 – Ngày giết sâu bọ thường ăn gì?

Ngày giết sâu bọ thường ăn gì?
Các món ăn trong ngày tết Đoan Ngọ khác nhau theo mỗi vùng miền. Chẳng hạn tạ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, rượu nếp và rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu. Người dân quan niệm rằng, ngày mùng 5 tháng năm hàng năm là ngày các loại ký sinh gây hại trog bụng đồng loạt ngoi lên. Các thức ăn có vị chua, chát, ,đặc biệt là rượu nếp có thể tiêu diệt chúng. Cũng theo quan niệm dân gian, rượu nếp ăn ngay khi vừa ngủ dậy sẽ có hiệu quả cao nhất.
Tại miền Trung, người dân thường sử dụng cơm rượu trong ngày lễ này. Cơm rượu được chế biến theo phương pháp cổ truyền. Đây là món tráng miệng giúp dễ tiêu hóa nên được sử dụng rất phổ biến.
Tại Miền Nam, ngày tết Đoan Ngọ không thể thiếu cơm rượu nếp. Nếu như cơm rượu miền Trung có dạng vuông vức, thì cơm rượu nếp miền Nam được viên tròn trước khi ủ. Món này thường được ăn kèm với xôi vò rất ngon và bổ dưỡng.
Tại Đà Nẵng, bánh ú tro là món không thể thiếu trên mâm cúng tết Đoan Ngọ. Trong khi đó, người dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền trong thường ăn thịt vịt quay, heo quay vào ngày lễ này.
Một số người cho rằng vào ngày này nên Ăn chay giúp tâm hồn thư thái, thanh thản… Tuy nhiên, theo như phong tục cổ xưa truyền lại thì Tết Đoan ngọ hầu hết người ta không Ăn chay.
4 – Cách soạn mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ
Vào ngày lễ này, mỗi gia đình sẽ tự làm lễ cúng tại nhà. Việc soạn mâm cúng cũng phụ thuộc vào truyền thống văn hóa của mỗi vùng miền. Không có quy ước cụ thể một mâm cúng tối thiểu phải có những món ăn nào. Tuy nhiên, theo truyền thống, người miền Bắc sẽ sắm trái dưa hấu đỏ trên mâm.
Đối với người Miền Trung từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không có món chè kê và thịt vịt. Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, đây là thời điểm nóng nhất trong năm đối với người Việt. Chính vì thế mà món thịt vịt đã được lựa chọn. Bởi theo quan niệm xưa người ta tin rằng ăn thịt vịt rất mát, dó đó giúp ch con người “mát mẻ” cả năm.
Xôi chè thường có mặt trên mâm cúng của những gia đình từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi. Người dân sống tại khu vực này cũng có tập tục cho trẻ em vào vườn hái quả ăn, nếu gia đình có trồng cây ăn trái. Trong khi đó, bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc,… lại là các món ăn không thể thiếu của các hộ gia đình miền Nam.
Sau cúng lễ là khoảng thời gian cả gia đình quây quần ngồi ăn uống với nhau. Vì thế đây cũng là dịp để cả gia đình đoàn tụ, thắt chặt thêm tình cảm giữa các thành viên trong nhà.
Trong ngày Tết Đoan ngọ chúng ta không chỉ có một tục duy nhất là tục giết sâu bọ mà còn có các tục khác như: Tục nhuộm móng chân móng tay, Tục đeo bùa tui bùa túi, Tục tắm nước lá mùi, Tục khảo cây lấy quả, Tục hái thuốc vào giờ Ngọ, Tục treo ngải cứu để trừ tà, Tục đi siêu.
Và ngày giết sâu bọ cũng có nhiều biến thể tên gọi khác nhau như: ngày giết sâu bọ, ngày diệt sâu bọ, tết giết sâu bọ… Trên đây là một số thông tin giúp trả lời câu hỏi ngày giết sâu bọ là gì mà nhiều người đang quan tâm hiện nay. Cám ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết này.