Như chúng ta đã biết ATSM hiện là một trong những từ lóng được giới trẻ sử dụng khá nhiều trên mạng xã hội để trêu đùa, chê bai, lên án, tố giác, dè bỉu… một ai đó. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi ATSM là gì chưa?
Để giải thích cho câu hỏi ATSM là gì, ATSM viết tắt của từ gì là điều không phải khó bởi lẽ những thông tin lý giải cho câu hỏi này khá nhiều. Dưới đây là khái niệm ATSM.
1 – ATSM là gì, ATSM viết tắt của từ nào?

ATSM – ảo tưởng sức mạnh
ATSM là một từ lóng được viết tắt của cụm từ Ảo tưởng sức mạnh nhằm để chỉ ai đó nghĩ, nói và hành động quá với khả năng của mình. Thậm chí họ còn làm việc đó bằng sự tự tin khiếp trời mặc dù những người xung quanh không ủng hộ hoặc có hàm ý chê bai đùa cợt.
Từ ATSM này thường xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội Facebook với nội dung vui đùa hoặc chê bai… ví như: Thằng ku ấy đòi cưa tao, xỡi ATSM! trong trường hợp này ATSM là từ lóng (tham khảo Từ lóng là gì). Và để dễ hình dung ATSM là gì chúng tôi xin tóm tắt khái niệm này.
Tóm tắt khái niệm ATSM là gì
- ATSM là một từ lóng, từ viết tắt
- ATSM=Ảo tưởng sức mạnh
- Ám chỉ hành động, lời nói của ai đó
+ Thể hiện quá đà, tự tin thái quá, lầm tưởng
+ Không đúng với khả năng bản thân - Người ATSM thường bị chê bai, ghét bỏ
Đi cùng với Ảo tưởng sức mạnh thường kèm theo hiện tượng Sống ảo khiến bạn bè, đồng nghiệp ghét bỏ; bạn đọc có thể tham khảo bài viết Sống ảo là gì mà chúng tôi đã thực hiện.
2 – Nguyên nhân dẫn tới ATSM là gì?

Nguyên nhân dẫn tới ảo tưởng sức mạnh
2.1 – ATSM là một bệnh lý
Một số chuyên gia tâm lý đã quan ngại và cho rằng đây chính là một loại bệnh có liên quan tới tâm lý người bệnh. Ở những người có biểu hiện của bệnh Ảo tưởng sức mạnh họ thường coi bản thân là trọng tâm, coi mình hơn hết thể mọi người, mình có thể làm được mọi việc.
Thực tế đã có không ít thanh niên Ảo tưởng sức mạnh bản thân khi thể hiện quá đà, thái quá, lố bịch trên mạng xã hội thậm chí là cả ngoài đời.
2.2 – Do bản năng của con người
Tự tin thái quá đôi khi dẫn đến sự tự tôn và là nguyên nhân chính của bệnh ảo tưởng sức mạnh. Rất nhiều người tự cho mình là “cái rốn của vũ trụ”, tự thấy mình quan trọng và độc nhất. Tự tin là tốt, nhưng tự tôn thì không nên có. Đằng sau thái độ tự tôn là sự coi thường, tôn vinh mình lên cao hơn người khác. Sự tự tin thái quá làm gây ra những ảo tưởng không có thật về bản thân mình.
2.3 – Tâm niệm bản thân luôn tài năng
Một khi con người có chút chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, thật khó để họ thoát được căn bệnh ảo tưởng sức mạnh. Sự thật thì kiến thức của chúng ta chỉ là một hạt cát trong sa mạc. Thế nhưng ai cũng nghĩ mình đã giỏi, đã hay. Ít nhất thì mình cũng đã có hiểu biết hơn rất nhiều người và từ đây thì căn bệnh ảo tưởng chính thức bắt đầu.
Mọi người bắt đầu nghĩ rằng mình đang ở “top trên”. Nhiều người còn đi dạy đời người khác phải làm điều này điều kia. Nhận thức về giá trị con người của mình là một điều đúng đắn. Nhưng nhận thức thiếu đúng đắn, thiếu chân thực sẽ đem đến những hệ quả khôn lường.
3 – Những trường hợp ATSM nổi bật
Nếu bạn quan sát kỹ cuộc sống xung quanh mình, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy rất nhiều trường hợp ảo tưởng sức mạnh. Dưới đây là một số hiện tượng nổi trội nhất hiện nay.
3.1 – Sinh viên mới ra trường
Cũng không quá lạ khi căn bệnh này có ở hầu hết những sinh viên mới ra trường. Các bạn là những người chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa va chạm nhiều nên việc xác định giá trị của bản thân là chưa được chính xác.
Sinh viên ra trường với một tham vọng vô cùng lớn. Có bạn lắm khi tự tin thái quá vào khả năng của mình. Các bạn trẻ nghĩ rằng, với tấm bằng “xịn sò” trên tay, họ có thể chinh phục bất kỳ thử thách nào. Thế nhưng trường đời gần giống với lời bài rap của Sơn Tùng M-TP “đâu phải chuyện đùa đâu”. Tất nhiên, cũng không dễ dàng như nhiều bạn ảo tưởng.
Khi được phỏng vấn, các bạn đều cho thấy sự tự tin và vẽ nên một viễn cảnh tương lai đầy tươi sáng với những mong muốn tưởng chừng như rất bình dị.
- Em muốn một môi trường làm việc tốt: sếp dễ tính, đồng nghiệp thân thiện.
- Công việc mà em Join phải không gò bó thời gian, không áp lực doanh số.
- Phúc lợi phải đầy đủ, lương phải nhiều “củ”, thưởng phải đầy tay, không em bỏ việc ngay.
Thế nên, đầy anh chàng, cô nàng sinh viên ra trường với tấm bằng giỏi, ngoại hình tương đối nhưng vẫn bị nhà tuyển dụng từ chối. Ít nhiều nguyên nhân là có liên quan đến căn bệnh ATSM.
3.2 – Một bộ phận người hâm mộ bóng đá Việt Nam
Hâm mộ quá một thần tượng nào đó cũng khiến người ta ngộ nhận về thần tượng của mình. Chúng tôi đang muốn nhắc đến một bộ phần người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Yêu quê hương, ca ngợi dân tộc là tốt. Thế nhưng sự ca ngợi phải dựa trên sự thật, không phải sự tâng bốc.
Những năm gần đây, bóng đá Việt Nam đang trên đà thành công rực rỡ. Không thể không dành lời khen cho những cầu thủ của chúng ta. Thế nhưng, rất nhiều người hâm mộ lại bắt đầu so sánh đội tuyển Việt Nam với nhiều đội tuyển tầm cỡ khác. Cho rằng, chúng ta đã “ăn đứt” Nhật Bản, Hàn Quốc,… Rằng chúng ta là số 1 tại Asiad và sẽ chiến thắng trong World Cup.
Thiết nghĩ, chúng ta nên nhìn nhận một cách thực tế hơn. Vẫn hy vọng rằng Việt Nam sẽ giành nhiều chiến công hơn nữa. Nhưng cũng không thể phủ nhận bóng đá Việt Nam đang gặp hạn chế trong nhiều mặt, không chỉ ở chuyên môn của các cầu thủ mà còn ở tâm lý nhiễm bệnh ATSM của một bộ phận người hâm mộ.
Trên đây là khái niệm ATSM cùng một số thông tin khác giúp bạn đọc tự mình lý giải câu hỏi ATSM là gì. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức mới trên Cần Biết – Website tra cứu khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ miễn phí.
Nguồn: Canbiet.com.vn