Bạn đã đôi lần được nghe tới những cụm từ như: “Hãy nói theo cách của bạn”, “Không ngừng vươn xa”, “Phụng sự để dẫn đầu”… trên các phương tiện truyền thông. Chúng đều là những Slogan khá nổi tiếng của một số doanh nghiệp Việt Nam.
Vậy đã khi bạn tự hỏi Slogan là gì? đặc trưng là gì? và Slogan có quy chuẩn nào không? …
Nội dung ngắn dưới đây Canbiet.com.vn chuyển tới độc giả khái niệm Slogan giải đáp các câu hỏi của mình.
1 – Slogan là gì?

Slogan là gì?
Đây là một từ tiếng Anh, khi dịch sang tiếng Việt nó có nghĩa là Khẩu hiệu. Slogan có thể là một từ, cụm từ, lời văn ngắn gọn, cô đọng, xúc tích diễn tả một vấn đề, tinh thần, thông điệp, niềm tin, tính chất, mục tiêu… của một đơn vị, tổ chức, công ty, doanh nghiệp nhằm định hướng, truyền thông, tuyên truyền, lan tỏa giá trị của mình.
Slogan không phải là một “thứ gì” đó quá kinh khủng như nhiều bạn đọc vẫn đang hình dung. Thực tế nguồn gốc của Slogan của mỗi doanh nghiệp thường gắn liền với tính đặc trưng về sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Và để dễ hình dung hơn về định nghĩa này, mời các bạn theo dõi tóm tắt dưới đây.
Tóm tắt khái niệm Slogan là gì
– Slogan là một từ tiếng Anh
+ Nó có nghĩa là Khẩu hiệu
– Slogan có thể là:
+ Một từ, cụm từ, lời văn ngắn gọn, cô đọng, xúc tích
– Diễn tả một vấn đề, tinh thần, thông điệp, niềm tin, tính chất, mục tiêu… của tổ chức
– Nhằm định hướng, truyền thông, tuyên truyền, lan tỏa giá trị của mình
Tới đây bạn đọc đã phần nào trả lời được câu hỏi Slogan là gì rồi phải không nào. Khi nhắc tới khái niệm này thì nó thường được gắn với các công ty, doanh nghiệp nhiều hơn so với lĩnh vực chính trị.
2 – Mục đích của slogan là gì?

Mục đích của Slogan
Trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu (PR), rõ ràng Slogan đóng một vị trí cực kỳ quan trọng. Nó có tác động tới hình ảnh, vị trí và niềm tin của người tiêu dùng hơn thế nữa ở góc độ chuyên môn nó còn thể hiện tầm nhìn của cả một doanh nghiệp. Bạn đọc chưa biết thế nào là PR có thể tham khảo bài viết Public Relations – PR là gì qua link bài PR là gì
Trên thế giới, khái niệm Slogan được quy định khá rõ ràng, từ đó giúp cho các doanh nghiệp có thể tự chủ được hình ảnh của mình trước công chúng, người tiêu dùng. Hầu hết mỗi chiến dịch quảng cáo (Advertising) đều xuất hiện những khẩu hiệu khác nhau cho những chiến dịch, nhãn hàng khác nhau.
Tương tự như PR, hoạt động Advertising diễn ra khá mạnh mẽ, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Advertising là gì để hiểu hơn về các hoạt động Advertising đang diễn ra.
Một slogan hay phải hội tụ được 04 yếu tố sau:
- Mục tiêu:
- Ngắn gọn
- Không phản cảm
- Nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm
Hiện nay trên địa cầu đang tồn tại hàng trăm nghìn Slogan khác nhau.
3 – Cách tạo nên một slogan hay là gì?
Tạo nên một slogan hay, truyền đạt được trọn vẹn giá trị không phải là điều đơn giản. Bạn có thể mất một thời gian dài để có được một slogan ưng ý nhất. Nhưng cũng đừng nản chí nhé, thực hiện theo những bước sau đây, thành công chắc chắn sẽ đến với bạn.
Các nguyên tắc tạo nên slogan hay
Tạo slogan cũng cần có những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này là để giúp bạn tránh những sai sót, và tạo nên đẳng cấp của doanh nghiệp mình. Những nguyên tác vàng bạn cần nắm vững chính là:
– Ngắn gọn, súc tích, dể hiểu và dễ nhớ. Slogan ẩm bảo được yêu cầu này sẽ giúp khách hàng dễ ấn tượng và nhờ tên doanh nghiệp hơn. Nếu có thể, slogan nên sử dụng lặp từ hoặc vần để nhấn mạnh, đem đến hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” (Prudential).
– Nêu được lợi ích cao nhất của khách hàng. Bạn cần thể hiện được rằng doanh nghiệp của mình có mục tiêu cao nhất là tạo ra các giá trị dành cho khách hàng. Điều này cần được thể hienj rõ trong slogan của công ty. Chằng hạn như “Giá rẻ cho mọi nhà” (BigC).
– Mang đến thông điệp tích cực. Đây cũng là một đặc điểm bắt buộc của những slogan. Với các ý nghĩa tích cực, slogan sẽ tạo ấn tượng tốt hơn với người tiêu dùng.
Lên ý tưởng
Giờ là lúc bạn cần bắt đầu vào nghiên cứu sang tạo nên một slogan chất lượng cho công ty mình. Trước hết, bạn cần note lại một số đặc điểm của công ty:
– Sản phẩm, dịch vụ nào mà công ty của bạn kinh doanh?
– Đối tượng khách hàng của bạn là những ai?
– Lợi thế cạnh tranh của công ty bạn là gì?
– Bạn muốn đem đến giá trị gì cho khách hàng? Sản phẩm giá rẻ, chất lượng, mẫu mã đẹp,…
– Bạn muốn xây dựng một thương hiệu như thế nào?…
Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao lại phải viết ra những điều này. Theo kinh nghiệm từ nhiều người, viết là quá trình giúp bạn khơi nguồn sáng tạo. Khi bạn đặt bút xuống và viết về một chủ dề nhất định, các ý tưởng sẽ xuất hiện tự nhiên trong bạn. Thế nên hãy thật kiên trì nhé!
Viết nên những điều bạn muốn nói
Tiếp tục cầm bút và viết nào! Nhưng lần này bạn hãy viết những ý tưởng có nội dung như sau:
– Slogan thể hiện giá trị của thương hiệu.
– Slogan là lời hứa của công ty với khách hàng.
– Slogan thể hiện mục tiêu trong tương lai của công ty…
Những điều này bạn có thể viết ra nhiều, và nhiều hơn nữa… Một lần nữa, đừng coi thường giá trị của việc viết lách nhé. Chắc chắn bạn sẽ sớm tìm được một slogan cực hay cho công ty mình thôi.
4 – Những slogan hay nhất thế giới
Khi đã hiểu bản chất của Slogan là gì rồi chúng ta hãy cùng điểm qua những Slogan hay nhất thế giới:
– Slogan quảng cáo của cà phê Maxwell: “Ngon tới giọt cuối cùng“ (Good to the last drop – 1907)
– Slogan quảng cáo của Công ty kim cương De Beers Consolidated: “Kim cương là vĩnh cửu“ (Diamond is forever! – 1948)
– Slogan quảng cáo của Avis: “Chúng tôi đứng thứ 2. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa” (We’re No 2. We try harder – 1962)
– Slogan quảng cáo của Yellow pages: “Hãy dùng tay thay vì dùng chân! “(Let Your Fingers Do The Walking – 1962)
– Slogan quảng cáo của Cocacola: “Hàng chính hiệu” (It’s the Real Thing – 1969)
– Slogan quảng cáo của dịch vụ vận chuyển FedEx: ”Tới nơi an toàn, đúng hẹn” (When It Absolutely, Positively Has To Be There Overnight – 1982)
– Slogan quảng cáo của máy chế biến sữa California: “Uống sữa nhé!” (Got Milk? – 1993)
5 – Tổng hợp những slogan của Việt Nam
– “Hãy nói theo cách của bạn” – Viettel
– “Nâng niu bàn chân Việt” – Bitis
– “Khơi nguồn sáng tạo” – Cà phê Trung Nguyên
– “Cuộc sống đích thực” – VNPT
– “Không ngừng vươn xa” – Vinaphone
– “Giá rẻ cho mọi nhà” – BigC
– “Bản lĩnh đàn ông” – Bia Tiger
Trên đây là khái niệm Slogan cùng một số thông tin cơ bản giúp bạn đọc tự mình giải đáp các câu hỏi có liên quan như: Slogan là gì, Slogan là thế nào, Slogan nghĩa là gì, Slogan làm gì… trường hợp bạn đọc đang có nhu cầu thành lập công ty và chưa biết thế nào là tư cách pháp nhân có thể tham khảo thêm bài viết Pháp nhân là gì mà chúng tôi đã thực hiện. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức mới phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy của mình.