Khi được hỏi cây Mật nhân là gì thì nhiều người không hề biết tới chúng, phần còn lại thì rất “sành sỏi”. Bởi họ đã tìm hiểu Mật nhân chữa bệnh gì, mọc ở đâu, rễ có tác dụng gì… đối với sức khỏe con người.
Bài viết này Canbiet.com.vn sẽ chuyển tới bạn đọc những thông tin cơ bản về cây Mật nhân.
1 – Cây Mật Nhân là gì?

Cây mật nhân là gì?
Đây là một trong những cây thuốc có khả năng tăng cường sức khỏe cho con người. Cây Mật Nhân được các nhà khoa học của Đại học Dược Hà Nội phát hiện lần đầu tiên vào năm 2006 tại một số tỉnh của Việt Nam.
Cây Mật nhân có tên khoa học là Eurycoma Longifolia Jack – một loại cây thảo dược quý hiếm có tác dụng trị nhiều loại bệnh tật khác nhau, nhiều người gọi đây là cây thuốc trị bách bệnh. Các bộ phận của Mật nhân có giá trị chữa bệnh là quả, vỏ thân và rễ. Theo các chuyên gia cây Mật nhân của Việt Nam có tác dụng tốt hơn các quốc gia khác.
Trải dọc chiều dài của đất nước, Mật nhân vừa mọc tự nhiên vừa được nhân dân trồng trọt chính vì thế Mật nhân không phải là cây thuốc hiếm. Và tiện để bạn đọc ghi nhớ cây Mật nhân là gì chúng tôi sẽ tóm tắt khái niệm này.
Tóm tắt khái niệm cây Mật Nhân
- Cây Mật nhân có tên khoa học là Eurycoma Longifolia Jack
- Là cây thảo dược quý hiếm có tác dụng trị nhiều loại bệnh
- Mật nhân có giá trị chữa bệnh là:
+ Quả
+ Vỏ
+ Thân
+ Rễ - Mật nhân của Việt Nam có tác dụng tốt hơn các quốc gia khác
- Hiện Mật nhân là cây thuốc trị bách bệnh
2 – Những thông tin cần biết về cây Mật Nhân

Những thông tin cần biết về cây Mật Nhân
2.1 – Nhận biết cây Mật Nhân như thế nào?
Tên khoa học của Mật nhân là Eurycoma Longifolia Jack thế nhưng nhiều vùng khác nhau do sử dụng tiếng địa phương nên Mật nhân cũng có những tên gọi khác như: cây mật nhân, cây bá bệnh, cây bách bệnh hay cây hậu phác nam…
Tại một số quốc gia trong khu vực Mật nhân cũng có các tên gọi khác cụ thể ở Malaysia người ta gọi nó là Tongkat ali, người Indonesia lại gọi Mật nhân là Pasak bumi, người Lào gọi Tho nan, người Campuchia gọi là Antongsar hoặc Antogung sar…
Nhiều người chưa biết cây Mật nhân là gì họ tự hỏi đặc điểm nhận biết của loại thảo dược này. Cụ thể Mật nhân có vẻ ngoài “khiêm tốn” nó chỉ cao khoảng 15m, lá cây dạng kép, nó không cuống từ 13-42 các lá mọc đối xứng với nhau, tạo hình khá đẹp mắt. Mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới lá có màu trắng, có lông ở nhiều bộ phận, thường mọc dưới tán của cây cổ thụ có bóng lớn.
Ngoài những đặc điểm chung nêu trên thì Mật nhân còn có những đặc điểm rất riêng như mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái chứ không có cả 2 loại hoa cùng một lúc. Màu của hoa là màu đỏ nâu chúng mọc thành chùm nhỏ và nở vào khoảng tháng 3 tới tháng 4; khi nở mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ.
Quả Mật nhân khi nhỏ màu xanh khi chín chúng chuyển sang màu đỏ thẫm; quả có hình thon dài như quả trứng, có rãnh từ 1 – 2 cm ở giữa, rãnh ngang 0,5 – 1 cm, có 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông nhỏ và ngắn bao quanh. Tới đây chắc hẳn bạn đọc đã hình dung được cây Mật nhân là gì rồi phải không nào.
2.2 – Tác dụng của cây Mật Nhân là gì?
Tác dụng chữa bệnh của cây Mật nhân khá đa dạng:
- Giúp tăng cường sinh lý cho nam giới, giúp điều trị bệnh Yếu sinh lý ở nam
- Trị khí hư huyết kém ở phụ nữ
- Giúp người ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng… nhanh tiêu.
- Điều trị bệnh gan
- Điều trị bệnh guot
- Điều trị bệnh tiểu đường
- Điều trị kinh nguyệt không đều
- Lá mật nhân khi nấu với nước để tắm có thể chữa trị ghẻ, lở ngứa
- Cây Mật Nhân còn dùng làm thuốc bổ khôi phục thể trạng người bệnh, chữa lỵ, tiêu chảy và một vài bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.
- Tẩy giun bằng cách sắc rễ cây và lấy nước uống
Yếu sinh lý là gì và điều cần biết về căn bệnh này
3 – Cách sử dụng cây Mật Nhân để chữa bệnh
Rễ hay thân của cây mật nhân đều có thể được sử dụng để chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc cơ bản giúp bạn tăng cường sức khỏe nhờ cây mật nhân nhé!
- Ngâm rượu: Thường người ta sẽ sử dụng rễ cây để ngâm rượu. Rễ cây được rửa sạch, sau đó thái mỏng và phơi một nắng. Để giảm vị đắng của rượu ngâm, bạn có thể cho thêm táo mèo và hột chuối. Tỷ lệ bạn có thể tham khảo như sau: 1kg rễ mật nhân : 2kg táo mèo : 1kg hột chuối và 10 lít rượu. Thời gian ngâm thường trên 1 tháng.
- Ngâm sáp mật ong: Rễ mật nhân cần được làm sạch, sau đó thái mỏng. Khi ngâm, bạn có thể dùng 1kg rễ mật nhân cùng 1kg sáp ong và 10 lít rượu ngâm trong khoảng 40 ngày.
- Uống nước: Bạn hãy chẻ nhỏ mật nhân, sau đó pha cùng nước sôi hoặc sắc lên để uống nhé. Mỗi ngày bạn có thể uống 3 lần, sau đó liều lượng có thể tăng thêm khi bạn đã quen.
- Tán bột. Đây cũng là phương thuốc rất đơn giản mà tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ cần tán mật nhân thành bột, sau đó trộn bột cùng nước sôi và mật. Bạn hãy vê thành viên cho dễ sử dụng mỗi ngày (khoảng 6-10g) nhé.
- Chế thành cao: Bạn tán mật nhân thành bột, trộn với mật ong để tạo thành một hỗn hợp dạng sệt. Sau đó đun để lửa ở 55 độ C. Cao hình thành có thể để trong ngăn mát tủ lạnh. Khi sử dụng bạn lấy một thìa cao pha với nước rồi uống.
4 – Tác dụng phụ và điều thận trọng khi sử dụng cây Mật Nhân
Sử dụng các phương thuốc từ cây mật nhân quá liều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp, thậm chí là ngộ độc. Đối với những người đang mắc bệnh, sử dụng cây mật nhân không đúng liều có thể dẫn đến chậm hồi phục sức khỏe. Đặc biệt là những người mắc bệnh ung thư, tim, thận, đái tháo đường, mất ngủ,… Những bệnh nhân vừa hồi phục mà sử dụng mật nhân quá liều cũng có thể khiến bệnh tình chuyển biến xấu. Vì vậy, bạn cần có sự đồng ý của dược sĩ/bác sĩ điều trị trước khi dùng vị thuốc này nhé.
Cây mật nhân là phương thuốc bổ dưỡng đối với đa số mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dưới đây, bạn không nên sử dụng cây mật nhân:
– Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
– Trẻ em dưới 9 tuổi.
– Bệnh nhân mắc các bệnh về nội tạng: gan, dạ dày, tim mạch, phế phổi, đường ruột,…
– Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc các loại thả mộc khác.
Trên đây là một số thông tin về Mật nhân giúp bạn đọc có thể biết cây Mật nhân là gì. Khi cần thêm những khái niệm, đinh nghĩa, thuật ngữ mới các bạn có thể gửi chúng về địa chỉ Email trong phần “Gửi câu hỏi” của website. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi, chúc bạn sức khỏe tốt, hạnh phúc, thành công.
Nguồn: Canbiet.com.vn