Có lẽ khi được hỏi EU là gì hầu hết chúng ta đều biết đây là khối Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên với những câu hỏi khác hơn một chút như: EU viết tắt của từ gì, gồm những nước nào, thành lập từ bao giờ… thì không phải ai cũng có câu trả lời. Trong bài viết này chúng tôi đưa ra một số thông tin giúp giải đáp câu hỏi EU là gì.
1 – Liên minh châu Âu EU là gì?

Liên minh Châu Âu là gì?
Sau Hiệp ước Maastricht được ký vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 cho tới nay EU đã có 28 quốc gia thành viên con số này có thể giảm hoặc tăng trong thời gian tới nhưng nếu so sánh với APEC, Asean, G20… thì số nước thành viên của EU lớn hơn nhiều.
EU có tên đầy đủ là European Union khi được dịch ra tiếng Việt nó có nghĩa là Liên minh Châu Âu hay còn được gọi tắt là khối Liên Âu. Được thành lập từ năm 1951, EU là tổ chức quốc tế hoạt động thông qua một hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp như một “hệ sinh thái” riêng biệt nhằm hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội.
Những thể chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu phải kể tới: Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Giúp hộ trợ ổn định chính trị, các hiệp định kinh tế, thương mại toàn khu vực và tác động một phần tới thế giới. Để bạn đọc dễ nhớ EU là gì chúng tôi sẽ tóm tắt các ý chính của khái niệm này.
Tóm tắt khái niệm EU – EUROPEAN
- EU có tên đầy đủ là European Union
- Dịch ra tiếng Việt EU có nghĩa là:
+ Liên minh Châu Âu
+ Khối Liên Âu - EU hoạt động thông qua:
+ Một hệ thống chính trị siêu quốc gia
+ Liên chính phủ hỗn hợp - EU hỗ trợ các nước thành viên
+ Phát triển kinh tế
+ Ổn định chính trị – Xã hội
2 – Quá trình hình thành và phát triển của EU

Quá trình hình thành và phát triển EU
Liên minh châu Âu (EU) có nguồn gốc xuất phát từ Cộng đồng Than Thép châu Âu vào năm 1951. Ban đầu cộng đồng này có 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan; vào năm 2004 tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27 tới năm 2013 EU có 28 thành viên rồi giảm 1 còn 27 (Anh rời EU vào tháng 6 năm 2016).
Sau một thời gian dài phát triển EU đã dần lớn mạnh và trở thành một trong những tổ chức, lực lượng có ảnh hưởng lớn. Hầu hết các quốc gia đều biết sức mạnh, quyền lực của EU là gì, tuy không tác động lớn tới tầm thế giới như WTO thế nhưng nó có cũng có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới nền kinh tế toàn cầu.
Với tổng dân số ước tính hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% GDP danh nghĩa (khoảng 16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ theo thống kê năm 2015) và khoảng 17% tức 19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ trên tổng GDP sức mua tương đương của thế giới.
Sự kiện Anh rời EU hay còn gọi là Brexit là một sự kiện lớn gây sốc với cả chính người dân Anh, bạn đọc chưa biết về Brexit có thể tham khảo bài viết Brexit là gì để biết thêm thông tin.
DANH SÁCH CÁC NƯỚC THUỘC LIÊN MINH CHÂU ÂU – EU
- 1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
- 1973: Đan Mạch, Ireland
- 1981: Hy Lạp
- 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
- 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
- 2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
- 2007: Romania, Bulgaria
- 2013: Croatia
3 – Giá trị mà LM châu Âu EU mang lại
Liên minh Châu Âu không thể phát triển nếu thiếu đi những giá trị cốt lõi. Kể từ khi thành lập, EU luôn đề cao và hoạt động dựa trên những giá trị sau:
– Tự do là giá trị cơ bản và quan trọng nhất của EU. Theo Hiến chương về các quyền cơ bản của EU, người dân EU có quyền tự do đi lại giữa các nước thành viên. Ngoài ra, quyền tự do trong tư tưởng, niềm tin, tôn giáo, ngôn ngữ cũng được đề cập và tôn trọng triệt để.
– Dân chủ: Giá trị này được thể hiện thông qua mô hình dân chủ đại diện được xây dựng tại Liên minh châu Âu. Với mô hình dân chủ này, mọi thành viên EU đều có quyền chính trị ngang nhau. Thành viên có thể bỏ phiếu bầu cử Quốc hội Châu Âu, bỏ phiếu tại nơi sinh ra hoặc quốc gia nfg trú, cũng như tham gia tranh cử.
– Bình đẳng. Bất bình đẳng vốn là vấn đề tồn tại khá lâu trong lịch sử Châu Âu. Dù hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhưng EU cũng đã hạn chế được phần nào. Trong đó, EU rất đề cao sự bình đẳng giữa nam và nữ. Trong hiệu ước Rome năm 1957, nguyên tắc trả lương bình đẳng cũng đã được đền cập đến.
– Luật pháp là công cụ để EU quản lý và duy trì trật tự xã hội tại châu lục này. Cơ quan cao nhất là Tòa án Công lý Châu Âu. Hệ thống luật pháp được duy trì độc lập bởi các cơ quan tư pháp riêng biệt.
– Nhân quyền được quy định rõ tại Hiến chương về các quyền cơ bản. Theo đó, những quyền này bao gồm quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được bảo vệ và tiếp cận với công lý. Đây là những quyền được thiết lập nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân các thành viên trong EU.
4 – Mục tiêu của liên minh châu Âu EU
Liên minh châu Âu phát triển hướng đến những mục tiêu cao đẹp vì sự phát triển của xã hội trong khối liên minh cũng như trên toàn thế giới. Cụ thể như sau:
– Phát triển, duy trì hòa bình và hợp tác hữu nghị giữa các thành viên EU với nhau và các nước khác trên thế giới.
– Quyền con người, tự do, an ninh và công lý là mục tiêu quan trọng mà EU đã và đang hướng đến.
– Xây dựng, xúc tiến phát triển khối liên minh với nền kinh tế phát triển ổn định và tiến bộ xã hội, đảm bảo công việc làm cho người dân cũng như bảo vệ môi trường.
– Thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển lên một tầm cao mới.
– Thiết lập một khối liên minh kinh tế sử dụng chung đơn vị tiền tệ (euro). Hiện nay đã có 19/28 nước thành viên sử dụng đồng tiền chung.
Trên đây là một số thông tin về EU giúp bạn đọc giải đáp một số câu hỏi như: European Union – EU là gì? viết tắt của từ gì? gồm những nước nào?… đang được nhiều người đặt ra hiện nay. Khi cần thêm thông tin bạn đọc có thể gửi câu hỏi về Email trong phần “Gửi câu hỏi” trên website. Chúc bạn đọc học tập, công tác, giảng dạy đạt chất lượng cao.
Nguồn: Canbiet.com.vn