Tìm hiểu Chief Financial Officer – CFO là gì và chức vụ Giám đốc Tài chính có vai trò là như thế nào trong hoạt động của công ty, tập đoàn lớn trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó khi mà vị trí CFO ngày càng quan trọng.
Hãy cùng tìm hiểu CFO là gì, làm công việc như thế nào, vai trò của vị trí Giám đốc Tài chính là gì và có khác với Kế toán trưởng hay không.
- DPS là gì trong game OverWatch, Lmht và tài chính chứng khoán
- MBBG là gì, tìm hiểu nghĩa của “Máy bay bà già” và “phi công” trẻ
- “Cô là ai cháu không biết Cô đi ra đi” là trào lưu gì và nguồn gốc
1– CFO là gì?

CFO là gì?
CFO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Financial Officer, trong đó Chief có nghĩa Người đứng đầu. Fiancial nghĩa là Tài chính.
CFO là một vị trí trong Doanh nghiệp dưới quyền của CEO, làm việc vụ quản lý Tài chính của công ty. Ví như nghiên cứu phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp, hay xây đựng kế hoạch tài chính chung. Đồng thời tìm phương án để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
Chưa hết, CFO còn đưa ra cảnh báo nguy cơ của doanh nghiệp cho cấp cao hơn từ việc phân tích tài chính, từ đó dự báo những thông tin trong tương lai.
2 – Vai trò chính của một Giám đốc Tài chính CFO
- Steward: Hỗ trợ công tác bảo vệ, giữ gìn tài sản doanh nghiệp nhờ vào phương pháp quản lý rủi ro, tính toán chính xác các loại sổ sách.
- Operator: Vai trò của CFO là đảm bảo hoạt động tài chính cơ bản có hiệu quả cho công ty.
- Strategist: CFO phải đưa ra chiến lược phát triển đồng nhất, góp phần thúc đẩy quá trình tăng hiệu quả chiến lược phát triển chung.
- Catalyst: Đảm bảo cho tư duy tài chính chung của công ty được đông đảo nhân viên thấu hiểu để từ đó tạo hiệu quả cho hoạt động toàn doanh nghiệp.
3 – CFO khác Kế toán trưởng như thế nào?
Khi tìm hiểu khái niệm Giám đốc Tài chính – CFO là gì, một số bạn dễ nhầm tưởng vai trò của Chief Financial Officer giống như một vị kế toán trưởng vậy. Tuy nhiên, hai chức vụ này hoàn toàn khác nhau.
Người kế toán trưởng chỉ tập trung làm các công việc liên quan tới kế toán thì CFO lại đảm trách tất cả hoạt động tài chính của công ty sao cho nó đem lại hiệu quả và đưa ra chiến lược dài hạn, trong đó có cả Kế toán, Tín dụng, Bảo hiểm, Thuế hay vốn.
Nói cho dễ hiểu: Kế toán trưởng sẽ làm công việc cụ thể hơn CFO, gồm việc giám sát các khía cạnh và chức năng kế toán trong công ty, kiểm soát về chi phí, sổ sách. Còn Giám đốc Tài chính nắm bắt cái chung, điều chỉnh các chiến lược chung.
Kế toán trưởng quản lý tác nghiệp, còn CFO lại quản lý nguồn lực tài chính. Người kế toán phải thực hiện trực tiếp các việc về kế toán để đảm bảo việc bảo vệ tài sản doanh nghiệp tuân thủ luật pháp. Nhưng CFO lại được thoát khỏi việc tác nghiệp để giữ vị trí cao hơn, mang tính chung nhất.
Để trở thành một Chief Financial Officer, bạn cần nắm được đầy đủ hoạt động của Bộ máy Kế toán và nắm vững Khoa học Phân tích và Khoa học Quản trị, rồi biết đánh giá, định lượng, thống kê về tài chính.
4 – Những yêu cầu cơ bản để trở thành 1 CFO

Những yêu cầu cơ bản để trở thành 1 CFO
Để hoàn thành tốt công việc của mình, một Giám đốc Tài chính cần sở hữu nhiều kỹ năng khác nhau. Dưới đây là những kỹ năng cơ bản nhất mà một CFO cần phải có:
– Kỹ năng phân tích tài chính: Là một Giám đốc tài chính, CFO phải có kiến thức chuyên môn trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Chỉ có như vậy, CFO mới luôn nắm rõ được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, để luôn có những quyết định kịp thời và chính xác nhất.
– Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: CFO cần đưa ra các phương án sử dụng dòng tiền hợp lý và hiệu quả nhất, luôn đảm bảo về mặt tài chính cho công việc sản xuất, kinh doanh và bán hàng.
– Kỹ năng giao tiếp: Hầu hết, dù làm việc ở bất kỳ vị trí nào, bạn cũng cần có kỹ năng giao tiếp. Đối với một CFO, kỹ năng giao tiếp sẽ yêu cầu cao hơn. Bởi CFO cần phải tham gia vào việc đàm phán, trình bày các kế hoạch, chiến lược của mình, và thuyết phục khách hàng.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp tồn tại rất nhiều những rủi ro. Một CFO cần có khả năng ứng biến và xử lý vấn đề linh hoạt để giúp công ty sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn.
– Để đảm nhiệm vị trí CFO, bạn cũng cần phải có những kỹ năng khác như: kỹ năng quan sát, kỹ năng tập trung, kỹ năng quản trị, kỹ năng hoạch định,…
5 – Những thuật ngữ thường dùng trong công ty và doanh nghiệp hiện nay
Ngoài CFO, người ta cũng sử dụng nhiều thuật ngữ khác để chỉ các vị trí khác nhau trong một doanh nghiệp:
– CEO chỉ vị trí Giám đốc điều hành của một công ty. Đây là người có chức vụ điều hành cao nhất của một tập đoàn. CEO có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo chiến lược đã đề ra của hội đồng quản trị.
– CPO là Giám đốc sản xuất của một công ty hay một tập đoàn. CPO chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất của công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch, đáp ứng được sản lượng cũng như chất lượng theo yêu cầu.
– CHRO là Giám đốc nhân sự. Vị trí này chịu trách nhiệm trong việc quản lý, tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng đề cao vai trò của nguồn nhân lực, nên vị trí CHRO cũng trở nên quan trọng và được chú ý nhiều hơn.
– CCO là vị trí Giám đốc kinh doanh, có vị trí quan trọng thứ 2 sau Giám đốc điều hành CEO.CCO chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm.
Hy vọng mọi người đã biết khái niệm Giám đốc Tài chính – Chief Financial Officer CFO là gì và vai trò như thế nào. Vị trí này mang tầm bao quát hơn Kế toán trưởng nên đòi hỏi nhiều về năng lực. CFO không hẳn là một nghề mà đúng ra là một vị trí thì hơn, còn Kế toán lại là một nghề.
Nguồn: Canbiet.com.vn