Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày Tết lớn đối với văn hóa Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự biết tới và hiểu ý nghĩa của ngày này là gì. Bài viết này Canbiet.com.vn sẽ đưa bạn đọc tới với câu trả lời đầy kiến thức dưới đây, cùng theo dõi bạn nhé.
1 – Tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết nguyên tiêu là gì?
Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi với cái tên khác như Tết Thượng Nguyên, được tổ chức vào ngày 15 tháng 01 Âm Lịch, tức rằm tháng giêng. Vào ngày này mọi người thường làm cỗ cúng, có nơi đốt đèn lồng… trong không khí vui vẻ hồ hởi.
Văn hóa Phương Đông chủ yếu dựa vào tự nhiên để phân biệt mùa vụ, đoán định thời tiết… Chính vì thế, những ngày lễ của chúng ta thường chọn những ngày đặc biệt. Với sự xuất hiện tròn đầy của ánh trăng, sự mát mẻ của khí trời, sự trong xanh của bầu trời… để tổ chức những buổi lễ sinh hoạt chung.
Tóm tắt định nghĩa tết Nguyên Tiêu là gì
– Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi với cái tên khác như:
+ Tết Thượng Nguyên
+ Rằm Tháng Giêng
– Tổ chức vào ngày 15 tháng 01 Âm Lịch
– Dân chúng thường làm: Cỗ cúng, đốt đèn lồng… trong không khí vui vẻ hồ hởi
2 – Nguồn gốc của tết Nguyên Tiêu là gì?
Để giải thích về nguồn gốc của tết Nguyên Tiêu, chúng ta có khá nhiều câu chuyện truyền miệng khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là câu chuyện được ghi lại từ thời Tây Hán ở Trung Quốc với lễ hội rước đèn lồng tại đây. Thời đó, theo lệnh vua, các cung nữ trong cung không được phép ra ngoài trừ khi có lệnh. Vì thế, các cung nữ đều có chung khao khát trở về với gia đình thăm nom cha mẹ.
Viên sủng thần của Hán Vũ Đế – Đông Phương Sóc đã quyết định ra tay giúp các cung nữ. Thế là, ông ta loan tin khắp thành rằng Hỏa thần chuẩn bị thiêu hủy thành Trường An khiến ai nấy đều hoang mang lo sợ.
Sau đó, ông ta hiến kế với Hán Vũ Đế rằng, để đánh lừa Hỏa thần, vào tối ngày Rằm (Tết Nguyên tiêu) mọi người trong cung cần đi lánh nạn. Khu vực trong thành cần phải được thắp đèn lồng sáng trưng để tạo cảnh giả khiến Hỏa thần không thể phát hiện. Vua Hán Vũ nhanh chóng đồng ý với phương án này.
Kể từ đó trở đi, cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là trong thành đều phải treo đèn lồng, còn các cung nữ có thể thực hiện được ước nguyện trở về thăm cha mẹ. Qua thời gian, tập tục này đã được truyền vào Việt Nam. Hiện nay, do ảnh hưởng của nhiều quan niệm và văn hóa tôn giáo khác nữa nên Tết Nguyên tiêu đã có ít nhiều biến đổi so với thời gian đầu.
3 – Ý nghĩa của tết Nguyên Tiêu là gì?

Ý nghĩa Tết nguyên tiêu
Ý nghĩa lớn nhất mà có lẽ ai cũng cảm nhận được ở ngày lễ này, đó chính là niềm vui sum vầy, đoàn tụ gia đình. Tết Nguyên tiêu diễn ra sau Tết Nguyên đán ít lâu, do đó ở một số nơi người ta còn gọi ngày này là “Tết muộn”. Tết Nguyên tiêu là một dịp quan trọng để mọi thành viên trong gia đình có cơ hội được quây quần, hàn huyên, chuyện trò và bày tỏ tình cảm với nhau. Thưởng trà, thưởng bánh trôi và ngắm trăng là những hoạt động thường thấy trong ngày Tết đặc biệt này.
Bên cạnh đó, Tết Nguyên tiêu cũng là một dịp để con người thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần, Phật, ông bà, tổ tiên. Mối gia đình đều sửa soạn một mâm lễ cúng đầy đủ, trang trọng để dâng lên Chư Phật và tổ tiên dòng họ mình. Mỗi vùng miền lại có cách bày mâm lễ khác nhau nhưng nhìn chung lễ Nguyên tiêu phải thể hiện được sự biết ơn, kính trọng đối với thế hệ đi trước và cầu mong một năm mới an lành và nhiều hạnh phúc.
Tết Nguyên tiêu quan trọng như vậy, nên ông bà ta cũng đã có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
4 – Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam và thế giới
Tết Nguyên Tiêu cũng có những “phiên bản” khác nhau ở những quốc gia khác nhau trên thế giới. Việc hiểu bản sắc riêng, ý nghĩa của ngày tết này sẽ giúp mỗi chúng ta có cái nhìn toàn diện, nhân văn hơn về cuộc sống, tính cộng đồng, văn hóa phong tục.
Điển tích kể lại rằng Tết Nguyên Tiêu là dịp nhà vua hội họp các ông Trạng. Họ được thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ vui vẻ hồ hởi đón chào những điều tốt đẹp nhất sẽ tới đối với tất cả mọi người.
Tại Hàn Quốc, rằm tháng Giêng là lễ Daeboreum (대보름). Người dân ở quốc gia này thường chơi các trò chơi truyền thống là Samulnori (쥐불 놀이). Đêm trước Daeboreum với những ánh lửa đỏ rực cháy trên những rặng núi giữa cánh đồng.
Tại Nhật Bản, rằm tháng Giêng âm lịch là lễ 小 正月 (Koshōgatsu) diễn ra vào ngày 15/1 dương lịch hàng năm. Với những nghi lễ và thực hành cầu cho mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, sung sướng, an lành và hạnh phúc. Hơn ai hết người dân Nhật hiểu bản chất tinh thần của Tết Nguyên Tiêu là gì và họ gìn giữ chúng.
Ở Philippines, có lễ hội diễu hành truyền thống được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu cho một năm mới bình an, tài lộc. Không có tên gọi Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa đất nước này, thay vào đó họ sử dụng ngày rằm tháng giêng.
Tại Việt Nam, đặc biệt là những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An cũng có nhiều sinh hoạt đặc biệt trong ngày Tết Nguyên Tiêu. Đó là đốt lồng đèn, nhảy múa, ca hát… Chúng ta coi đây là ngày rằm linh thiêng nhất của năm vì thế mới có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi đã thực hiện nhằm giải đáp câu hỏi: Tết Nguyên Tiêu là gì mà nhiều bạn đọc đang băn khoăn hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn. Chúc bạn thành công trong cuộc sống.