Nếu bạn thường xuyên sử dụng các sản phẩm, gói dịch vụ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, thanh toán trực tuyến hoặc những ứng dụng có yêu cầu bảo mật cao thì việc gửi và nhận mã xác thực OTP đã trở nên quá đỗi quen thuộc.
Vậy Mã OTP là gì, chúng hoạt động ra sao? mời các bạn tham khảo bài viết này của Canbiet.com.vn để nhận lời giải đáp.
1 – Mã xác thực OTP là gì?

Mã xác thực OTP
Ra đời vào khoảng những năm 1990, mã xác thực OTP đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của người dùng. Cho tới nay tuy không còn là phương án duy nhất và phù hợp với mọi tổ chức có yêu cầu bảo mật cao nữa. Tuy nhiên OTP vẫn còn được rất nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng, dịch vụ thanh toán trực tuyến, ví điện tử… sử dụng.
OTP là viết tắt của cụm từ One Time Password, khi được dịch ra tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là “Mật khẩu dùng một lần“. Mã OTP đóng vai trò là lớp bảo vệ người dùng lần thứ hai khi họ phát sinh các giao dịch với ngân hàng điện tử, ví điện tử, thanh toán trực tuyến, E-mail, mạng xã hội… tất cả các mã này chỉ được sử dụng một lần duy nhất.
TÓM TẮT KHÁI NIỆM ONE TIME PASSWORD – OTP
– OTP = One Time Password nghĩa là “Mật khẩu dùng một lần”
– OTP đóng vai trò là lớp bảo mật thứ 2
– OTP thường được sử dụng trọng:
+ Ngân hàng điện tử
+ Thanh toán trực tuyến
+ Mạng xã hội…
2 – Có những hình thức mã OTP nào?
OTP có thể là chữ hay số hoặc kết hợp cả chữ và số để tăng tính bảo mật. Thời hạn sử dụng của mật khẩu OTP thường rất ngắn. Kể từ khi bạn nhận được nó chỉ có hiệu lực chừng 30 giây hoặc 1 vài phút mà thôi. Nếu không được sử dụng đúng thời gian bạn sẽ phải thay mã OTP mới.
Hiện nay chúng ta có 3 hình thức cung cấp mã xác thực OTP phổ biến. Chúng được xếp loại theo mức độ bảo mật tăng dần: SMS OTP (mã OTP được gửi qua tin nhắn điện thoại), Token Key – Token Card (thiết bị điện tử tự sinh mã OTP), Smart OTP hay Smart Token (hình thức kết hợp giữa Token Key và SMS OTP).
3 – Tại sao lại cần có mã OTP?

Tại sao lại cần mã OTP
Trên thế giới, mã xác thực OTP được sử dụng rất phổ biến. Bởi các nhà quản lý và người dân đều biết rõ bản chất của mã OTP là gì. Chúng sẽ giúp họ bảo vệ tài sản, thông tin của mình trước sự “nhòm ngó” của kẻ xấu, tin tặc.
Trong lịch sử chúng ta đã ghi nhận nhiều vụ Hacker tấn công hệ thống nền OTP, đỉnh điểm là vụ tấn công ngân hàng Nordea của Thụy Sỹ vào tháng 10 năm 2005 gây thiệt hại hàng triệu đô-la của khách hàng.
Tại Việt Nam, mật khẩu OTP cũng đã được sử dụng rất phổ biến từ hệ thống ngân hàng cho tới các dịch vụ trên Internet như Email, Mạng xã hội, Ví điện tử, Thanh toán trực tuyến… Về cơ bản mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của mã OTP là gì từ đó có ý thức tự bảo vệ mình.
4 – Làm sao để có mã OTP?
Không quá khó khăn cho bạn khi thực hiện các giao dịch trực tuyến cần sử dụng đến mã OTP. Các ngân hàng luôn hỗ trợ tối đa cho khách hàng, để bạn có những thao tác đơn giản và nhanh chóng nhất khi thực hiện. Hiện nay, mã OTP gần như được thực hiện và gửi tự động và số điện thoại bạn đăng ký trên thông tin tài khoản ngân hàng. Các thao tác sau đó chỉ mất khoảng vài giây để thực hiện.
Cụ thể, nếu bạn muốn thực hiện thủ tục chuyển tiền đến số tài khoản khác trên internet banking, bạn cần thực hiện các thao tác như: đăng nhập vào tài khoản bạn đã đăng ký, nhập các thông tin liên quan đến người nhận, số tiền cần chuyển, hình thức chuyển tiền,… Sau khi hoàn thành các thông tin này, bạn cần nhấn vào “lấy mã OTP” để xác minh.
Trong khoảng 1 phút, thường chỉ là vài giây sau khi nhấn lấy mã, mã OTP sẽ được gửi trực tiếp vào số điện thoại của bạn. Đây là một dãy số bao gồm 4 đến 6 ký tự. Sau khi có được mã OTP, bạn cần nhập mã này vào hệ thống internet banking, giao dịch của bạn sẽ được xử lý ngay sau đó.
Hầu hết các hệ thống ngân hàng điện tử ngày nay đã áp dụng hình thức lấy mã OTP khi thực hiện giao dịch. Vừa nhanh chóng, an toàn lại hiệu quả nên mã OTP ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Các hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán qua ví điện tử hầu hết cũng đã yêu cầu người dùng sử dụng mã OTP.
5 – Những điều lưu ý về mã OTP
OTP vốn là loại mã rất an toàn. Mã được ra đời nhằm đảm bảo sự an toàn tài chính của khách hàng trong quá trình sử dụng internet banking. Tuy nhiên, chúng chỉ thực sự an toàn khi bạn chấp hành nghiêm chỉnh những nguyên tắc cung cấp dịch vụ mà ngân hàng đưa ra.
Trong một số trường hợp, kẻ gian có thể lợi dụng kẽ hở để chiếm đoạt tài sản. Một ví dụ điển hình là việc bạn đăng nhập vào internet banking trên các máy tính công cộng có nhiều người sử dụng. Sẽ thật nguy hiểm khi bạn có việc cần ra ngoài và bỏ quên điện thoại của mình ở đó. Khả năng một số kẻ xấu sẽ chuyển tiền và chiếm đoạt tiền của bạn.
Chính vì vậy, khi nhận được tin nhắn thông báo mã OTP, bạn cũng được thông báo thêm về thời gian hiệu lực của mã và thông tin “vì lý do bảo mật, đừng bao giờ chia sẻ mật khẩu này”. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng khuyến cáo người sử dụng không nên đăng nhập tài khoản internet banking của mình trên các thiết bị công cộng. Khi điện thoại bị mất, khách hàng cần nhanh chóng thông báo cho ngân hàng để khóa chức năng giao dịch online.
Trên đây là khái niệm One Time Password – Mã xác thực OTP và những thông tin cơ bản xoay quanh chúng giúp bạn đọc có thể tự hình trả lời các câu hỏi dạng như: Mã OTP là gì, OTP viết tắt của từ gì, Mã OTP ra đời năm nào, Mã OTP hoạt động như thế nào…
Trường hợp bạn đọc đang tìm hiểu các tổ chức ngăn chặn hoạt động phạm tội, tội phạm công nghệ cao có thể đọc thêm bài viết về Tác chiến điện tử – Electronic Warfare (EW) thông qua link bài Tác chiến điện tử là gì mà chúng tôi đã thực hiện. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức mới trên Thuatngu.org.