Lạm phát là gì? đây là một trong những cụm từ mà chúng ta thường xuyên nghe thất trong các chương trình truyền hình, bản tin tài chính, phóng sự kinh tế… Và dù có nghe nhiều, nhưng không phải ai cũng biết là biết chính xác, đầy đủ về từ ngữ này..
Bài viết này Canbiet.com.vn sẽ đưa ra khái niệm Lạm phát để bạn đọc lấy căn cứ nghiên cứu, học tập.
1 – Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì?
Có nhiều khái niệm Lạm phát khác nhau đang tồn tại và được sử dụng. Tuy nhiên nó xuất phát chủ yếu từ các học thuyết kinh tế của Mác hay những nhà kinh tế học khác như: Milton Friedman, Samuelson, David Begg, Stenley Ficher, Rudiger Darubused… Họ đều có những cách lý giải Lạm phát là gì tuy nhiên chúng khá tương đồng và không có nhiều tranh cãi.
Lạm phát (tiếng Anh: Inflation) là một phạm trù của nền kinh tế chỉ 2 quá trình trái ngược nhau: một là sự tăng giá chung của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; hai là sự mất giá trị của tiền tệ. Lạm phát chỉ tình trạng xấu của nền kinh tế, nó càng cao – nền kinh tế càng khó khăn.
Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này cho tới nay vẫn là một vấn đề gây ra những ý kiến tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược nghĩa với Lạm phát là khái niệm Giảm phát. Để dễ nhớ hơn chúng tôi xin tóm tắt lại khái niệm Lam phát để bạn đọc tiện ghi nhớ Lạm phát là gì.
TÓM TẮT KHÁI NIỆM LẠM PHÁT
– Lạm phát tiếng Anh: Inflation
– Là một phạm trù của nền kinh tế
– Trong đó:
+ giá chung của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tăng
+ tiền tệ mất giá trị
– Lạm phát tiết lộ tình trạng xấu của nền kinh tế
– Ngược với Lạm phát chúng ta có Giảm phát
2 – Sử dụng từ “lạm phát” trong trường hợp nào?

Sử dụng lạm phát khi nào?
Thuật ngữ Lạm phát ban đầu sử dụng để chỉ sự gia tăng của lượng tiền trong lưu thông. Tới nay thì hầu hết các nhà kinh tế học hiện đại đã sử dụng thuật ngữ này để chỉ một sự gia tăng trong mức giá cụ thể hơn giá hàng hóa tăng – tiền mất giá.
Trường hợp chỉ số Lạm phát ở mức bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự “ổn định giá cả”. Các khái niệm liên quan đến Lạm phát bao gồm:
- Giảm phát – sụt giảm trong mức giá chung khi giá trị tiền vẫn giữ.
- Thiểu phát – giảm tỷ lệ Lạm phát.
- Siêu Lạm phát – Lạm phát ngoài tầm kiểm soát; Tình trạng Lạm phát – tăng trưởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao.
- Tái Lạm phát – Lạm phát quay lại (thường ở mức cao hơn).
3 – Nguyên nhân dẫn tới lạm phát là gì?
Sau đây là các nguyên nhân lạm phát mà các bạn cần nắm được:
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo là do sự tăng lên về cầu. Khi nhu cầu một mặt hàng tăng lên khiến giá mặt hàng đó tăng, kéo theo các mặt hàng khác leo thang. Dẫn đến sự tăng giá hàng hóa trên thị trường.
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy do giá cả của một hoặc vài yếu tố (lượng, giá nguyên liệu,..) tăng khiến tổng chi phí sản xuất của xí nghiệp tăng cùng với đó là các mặt hàng để đảm bảo lợi nhuận khiến nền kinh tế tăng theo
Lạm phát do cơ cấu
Điều này xảy ra ở những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Khi họ chạy theo xu thế tăng tiền công cho người lao động. Các doanh nghiệp buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận khiến phát sinh lạm phát.
Lạm phát do cầu thay đổi
Mặt hàng có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc chỉ tăng mà không giảm. trong khi các mặt hàng này giảm lượng cầu nhưng không giảm giá, còn các mặt hàng có lượng cầu tăng vẫn tăng khiến mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng, khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu hoặc do giá trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
Lạm phát tiền tệ
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
4 – Tác động của lạm phát đến nền kinh tế
4.1 – Tác động tích cực của lạm phát
Khi tốc độ lạm phát từ 2 – 5% ở các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển là một tín hiệu mang lại các nguồn lợi sau:
– Kích thích tiêu dùng, vay nơ, đầu tư giảm thất nghiệp
– Chính phủ có nhiều lựa chọn kích thích đầu tư vào các lĩnh vực kém ưu tiên bằng cách mở rộng tín dụng, phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội.
4.2 – Tác động tiêu cực của lạm phát
a, Lãi suất
Để lãi suất thực ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa khiến nền kinh tế suy thoái và thất nghiệp.
b, Thu nhập thực tế và phân phối thu nhập bình đẳng
Khi lạm phát tăng nhưng thu nhập danh nghĩa không đổi khiến thu nhập thực tế giảm. Lạm phát không chỉ giảm giá trị của những tài sản không có lãi mà còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi do chính sách nhà nước tính lãi theo thu nhập danh nghĩa. Hậu quả là suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống người lao động khó khăn.
c, Nợ quốc gia
Các khoản nợ nước ngoài trở nên trầm trọng do tỷ giá đồng tiền trong nước trở nên mất giá so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ.
Trên đây là khái niệm Lạm phát và các khái niệm liên quan tới Lạm phát giúp bạn đọc hiểu hơn Lạm phát là gì nhìn chung nó đã thống nhất, không gây nhiều tranh cãi như khái niệm Vốn.
Canbiet.com.vn là website cung cấp là khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ dưới dạng những bài viết có bố cục dễ nhìn, nội dung chính xác, bao quát. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi về E-mail trong phần “Gửi câu hỏi” hoặc “Liên hệ” của trang web.