Dẫn độ là gì? Đây là một thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến luật hình sự quốc tế. Khái niệm này thường xuất hiện trong những văn bản chuyên ngành mà bạn đọc thông thường ít có thể tìm thấy.
Canbiet.com.vn sẽ giúp bạn hiểu hoạt động dẫn độ là như thế nào trong bài viết sau đây.
1 – Dẫn độ là gì?

Dẫn độ là gì?
Ngày nay, với sự quốc tế hóa đời sống xã hội, hoạt động của tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp và liên quan đến nhiều quốc gia hơn. Là một công dân, bạn nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản về pháp luật trong nước cũng như luật pháp quốc tế.
Dẫn độ theo tiếng Anh là Extradition, là hành vi đưa một cá nhân trở lại quốc gia mà họ đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia đó để xét xử hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực. Đây thực chất là hoạt động hợp tác dựa trên sự thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan.
Có khá nhiều cách tiếp cận và tranh cãi xung quanh câu hỏi “Dẫn độ là gì” và khái niệm này cũng không đồng nhất 100%. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, khái niệm này cũng cần phải đặt trong tương quan so sánh với một số thuật ngữ có liên khác như: trục xuất, chuyển giao, nhượng bộ.
Tóm tắt khái niệm Dẫn độ là gì
– Dẫn độ tiếng Anh là Extradition
– Là hoạt động đưa một cá nhân
+ Trở lại quốc gia mà họ đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
+ Để xét xử hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực
– Là hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm giữa các quốc gia
– Hoạt động dẫn độ được thực hiện theo luật định
2 – Ví dụ cụ thể về hoạt động dẫn độ tại Việt Nam
Tới đây bạn đọc đã phần nào hình dung được Dẫn độ là gì rồi phải không nào. Để cụ thể hơn chúng tôi có thể trích dẫn lại một ví dụ thực tế.
“Chiều 6/1, chuyến bay mang số hiệu N144-PK của hãng hàng không Hoa Kỳ đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến bay đặc biệt bởi Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ đã thuê chiếc chuyên cơ này để dẫn độ tên tội phạm Nguyễn Đức Dũng (tức Dũng “thẹo”, 36 tuổi, ở huyện Bình Chánh) từ Hoa Kỳ về Việt Nam để bàn giao hắn cho Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an Việt Nam.” – Theo Nguyễn Thanh Hải – MBM/Công An Nhân Dân.
Từ đó có thể hiểu, dẫn độ ra đời cùng với sự ra đời của ngành Luật Hình sự quốc tế, là hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, trừng trị kẻ phạm tội một cách triệt để.
Từ Hiệp ước hoà bình năm 1296 trước công nguyên đến các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động dẫn độ vào các năm 1802, 1889. Đặc biệt, Liên hợp quốc đã xây dựng các điều ước quốc tế đa phương chứa đựng các quy định liên quan đến hoạt động dẫn độ giữa các quốc gia thành viên.
Ở Việt Nam, vụ việc lực lượng an ninh Việt Nam phối hợp với phía Trung Quốc dẫn độ nguyên đại tá Lê Quốc Thuỵ về nước để xét xử, các vụ việc tại Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh là những vụ việc điển hình được xử lý bởi các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nước ta chưa có một văn bản riêng quy định về dẫn độ mà các quy định dẫn độ chỉ nằm trong các văn bản pháp luật khác.
3 – Việt Nam có được từ chối dẫn độ không?

Việt Nam có được từ chối dẫn độ không?
Các cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có thể từ chối dẫn độ. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị yêu cầu dẫn độ đang cư trí, làm việc hoặc tạm giam sẽ có thẩm quyền quyết định này. Cũng theo quy định, trong vòng 4 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét yêu cầu dẫn độ nếu hồ sơ đã đáp ứng đủ các yêu cầu theo luật.
Trong thời gian xem xét này, Toàn án nhân dân cấp tỉnh có thể đình chỉ việc xem xét với một số trường hợp sau:
– Đơn vị yêu cầu dẫn độ không có đầy đủ thẩm quyền.
– Phía nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ.
– Người bị yêu cầu dẫn độ không còn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Trong vòng 10 ngày từ khi quyết định từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gửi quyết định cho người bị yêu cầu và các cơ quan liên quan.
4 – Luật dẫn độ sang Đại Lục và biểu tình của Hong Kong
Tháng 6/2019, một cuộc biểu tình chính tri quy mô lớn đã diễn ra tại Hong Kong, Trung Quốc. Nguyên nhân của cuộc biểu tình này chính là những bất đồng xung quanh Luật dẫn độ sang Đại Lục.
4.1 – Dự luật dẫn độ sang Đại Lục là gì và lý do ra đời
Trước khi biểu tình xảy ra, Hong Kong chưa có một hiệp ước dẫn độ nào đối với Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Macau. Đây có thể được xem là một kẽ hở trong luật pháp chính trị, khiến cho Hong Kong trở thành nơi trú thân của nhiều tội phạm.
Dự luật bắt đầu được xem xét khi xảy ra một vụ thảm sát tại Đài Loan: trong một kỳ nghỉ tại đây, một người đàn ông 19 tuổi người Hong Kong đã giết chết bạn gái đang mang bầu của mình. Nghi phạm sau đó đã trở về Hong Kong và thú tội. Tuy nhiên, vụ án này lại không thể chuyển về xét xử tại Đài Loan do chưa có luật dẫn độ.
Rất nhiều người đã ủng hộ quan điểm cần có Luật dẫn độ sang Đại Lục, để có một xã hội công bằng và dân chủ hơn cho người dân.
4.2 – Vì sao Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ?
Theo ước tính từ, đã có khoảng hơn 1 triệu người đã ra đường để phản đối dự luật này. Thậm chí, cả các tầng lớp luật sư, doanh nhân, nhà báo, nhà hoạt động,… tại Hong Hong đã thể hiện sự phẫn nộ đối với dự luật. Lý do là bởi vì người dân Hong Kong cho rằng tòa án Trung Quốc có hệ thống luật pháp không rõ ràng, các phiên tòa xử mang tính chất chính trị. Họ e sợ trước việc có nguy cơ bị xét xử trong những phiên tòa như vậy. Rất nhiều người cũng đã đồng tình với quan điểm, các nhà lãnh đạo Hong Kong đang bị chính quyền Bắc Kinh thao túng. Điều này có thể dẫn đến mất tự do, tự chủ và độc lập cho Hong Kong.
Mong rằng với những thông tin trên, cho dù không nằm trong ngành Luật nhưng bạn đã có hiểu biết cơ bản nhất về hoạt động dẫn độ là gì. Từ đó có cái nhìn chính xác nhất về hoạt động này trong từng trường hợp cụ thể.
Nguồn: Canbiet.com.vn