DNS có nghĩa là gì và tầm quan trọng của DNS trong việc kết nối mạng và duyệt web, cũng như ý nghĩa của cụm từ Domain Name System.
Thường thì yếu tố DNS ít được người dùng thông thường biết đến, vì đó là hệ thống thông dịch chạy ở lớp dưới, chỉ những nhà quản trị trang web mới cần tới yếu tố này. Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rõ ý nghĩa của DNS là gì để có thể xử lý những vấn đề cơ bản về mạng, máy tính.
- 120 tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt thông dụng dịch sang tiếng Anh
- 1 a ampe bằng bao nhiêu w-watt, V-Volt, mA cường độ dòng điện
- 1 A diện tích bằng bao nhiêu ha, m2, km2, cm2 và đơn vị khác
1 – DNS là gì?

DNS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Domain Name System
DNS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Domain Name System, dịch nôm na là “Hệ thống Tên miền”, nó được phát minh năm 1984 dành cho Internet. Ý nghĩa của DNS là chuyển đổi tên miền (Như Canbiet.com.vn) sang địa chỉ IP (208.77.188.166).
2 – DNS server là gì?
Mỗi trang web, dịch vụ gmail hay các sản phẩm khác trên mạng thì việc xác định tên miền rất quan trọng. Khi xây dựng website, bạn cần phải mua tên miền (Canbiet.com.vn) là địa chỉ mà người dùng có thể gõ vào trình duyệt web để vào trang.

DNS server là gì?
Ngoài ra, bạn phải thuê máy chủ (Server) để lưu trữ nội dung website, nó giống như cái ổ cứng máy tính nhà bạn vậy. Nhưng Server này lại dùng địa chỉ IP là những con số gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm (Ipv4).
Vì thế, để khi người dùng gõ Canbiet.com.vn vào trình duyệt web thì địa chỉ này sẽ phải trỏ đến đúng địa chỉ IP máy chủ tương ứng. Công việc này là do DNS đảm nhiệm, đây thường là dịch vụ đi kèm với bên cung cấp tên miền hoặc bên cung cấp Server. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng DNS của bên thứ ba như Google.
3 – Các loại DNS server và vai trò của nó
DNS được chia thành 2 loại chính, đó là:
– Root Name Servers: là máy chủ tên miền chứa hệ thống thông tin để tìm kiếm các máy chủ tên miền lưu trữ cho các tên miền thuộc mức cao nhất. Để tìm kiếm tên miền, truy vấn được gửi cho máy chủ ROOT. Quá trình tìm kiếm này sẽ không có kết quả nếu như các máy chủ tên miền ở mức ROOT không hoạt động. Để hạn chế tối đa tình trạng này, hiện nay, có đến 13 hệ thống máy chủ tên miền ở mức ROOT đang hoạt động.
– Local Name Servers: Khác với Root Name Servers, Local Name Servers chứa hệ thống thông tin để tìm kiếm máy chủ miền lưu trữ cho các tên miền thuộc mức thấp hơn. Các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ internet thường sử dụng DNS này.
4 – DNS hoạt động như thế nào?
Quá trình hoạt động của DNS có thể được mô tả như sau:
– Khi bạn tìm kiếm một website, chẳng hạn canbiet.com, IP tương ứng của địa chỉ web sẽ được gửi đến Name Server cục bộ.
– Tại đây, máy chủ domain cục bộ sẽ tìm kiếm xem có dữ liệu về IP đã được chuyển đổi này hay không.
– Nếu có thì cơ sở dữ liệu sẽ được gửi lại cho IP của máy có tên miền đó. Nếu không có, máy chủ tên miền ở mức cao nhất sẽ hỗ trợ máy chủ domain cục bộ mà nó quản lý có đuôi “.com”.
– Máy chủ domain cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý domain “.com”, sau đó tìm kiếm “canbiet.com”. Máy chủ quản lý domain “.com” trả kết quả khi được máy chủ domain cục bộ yêu cầu về địa chỉ IP. Sau đó, thông tin được máy chủ domain cục bộ chuyển đến người yêu cầu tìm kiếm.
– Người dùng truy cập đến mày chủ chứa website canbiet.com
5 – Các loại DNS phổ biến hiện nay
Danh sách các loại DNS phổ biến nhất hiện nay gồm có:
– DNS Viettel bao gồm 203.113.131.1 và 203.113.131.2.
– DNS VNPT bao gồm 203.162.4.191 và 203.162.4.190.
– DNS FPT bao gồm 210.245.24.20 và 210.245.24.22.
– DNS Google bao gồm 8.8.8.8 và 8.8.4.4. Đây là một trong những DNS được sử dụng nhiều nhất hiện nay với ưu điểm nổi bật là tốc độ xử lý nhanh và rất ổn định.
– Open DNS bao gồm 208.67.222.222 và 208.67.220.220. Open DNS cũng sở hữu khá nhiều ưu điểm vượt trội so với các DNS khác. Chẳng hạn như hỗ trợ người dùng truy cập các trang web dễ dàng, nhanh chóng và đáng tin cậy. Nhờ có công nghệ điện toán đám mây, hệ thống DNS này cũng cung cấp thêm nhiều tiện ích, tùy chọn, dịch vụ bảo mật. Chính nhờ vậy mà OpenDNS đã trở thành hệ thống phân giải tên miền được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Nói nôm na thì DNS là hệ thống biên dịch địa chỉ tên miền sang địa chỉ IP giúp người dùng kết nối với dữ liệu lưu trữ trên website và dịch vụ. Hy vọng qua đây bạn đã hiểu sơ qua thế nào là DNS.
*** Xem thêm bài viết liên quan:
- 1 ha, hecta bằng bao nhiêu km2, m2, công, mẫu, thước và sào
- 1 yard thước bằng bao nhiêu cm, feet, inch, kg
- 1/5 tiếng Anh là gì, cách đọc số 1/5 trong tiếng Anh đầy đủ nhất
- APEC là gì, gồm những nước nào và tầm quan trọng
- 1 cent bằng bao nhiêu đô la $ USD của Mỹ và các mệnh