Điều kiện DAP là gì trong Incoterm? tìm hiểu khái niệm DAP Giao tại Địa điểm Delivered At Place trong thương mại quốc tế. Đây là điều kiện bổ sung mới trong Incoterms 2010 được sử dụng cho tất cả các loại hình vận tải.
DAP giúp phân định vai trò và rủi ro của cả bên bán và bên mua đối với hàng hóa, việc này tránh cho hai bên những rắc rối và tranh cãi không đáng có. DAP được áp dụng trong nhiều hợp đồng thương mại quốc tế. Hãy cùng Canbiet.com.vn tìm hiểu DAP là điều kiện gì.
- Điều kiện DDP là gì trong Incoterm, khái niệm Delivered Duty Paid
- CFR là gì trong Incoterm, Điều kiện CFR trong thương mại quốc tế
- CPT là gì trong Incoterm, Điều kiện CPT trong thương mại Quốc tế
I – Điều kiện DAP là gì?
Dap incoterms 2010 là gì? đây là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Delivered At Place”, dịch sang tiếng Việt thành “Giao tại địa điểm”. Đây một trong những điều kiện của Incoterms 2010 quy định về trách nhiệm và rủi ro giữa bên bán và bên mua.

Điều kiện DAP là gì trong Incoterm?
DAP quy định người bán có trách nhiệm giao hàng tới nơi quy định trước, mà hàng hóa có thể đặt dưới quyền quản lý của người mua.
Người bán sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan tới việc đưa hàng đến nơi chỉ định, đồng thời trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến. DAP còn quy định người bán làm thủ tục thông quan nếu có, còn bên mua chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, trả thuế nhập khẩu vầ các thủ tục thông quan nhập khẩu khác.
II – Trách nhiệm của các bên trong điều kiện DAP
Điều kiện DAP trong incoterms 2010 đã quy định rõ trách nhiệm của từng bên. Cụ thể như sau:

Điều kiện DAP trong incoterms 2010
1 – Trách nhiệm của bên bán
– Người bán có trách nhiệm cung cấp đúng hàng hóa kèm theo hóa đơn bán hàng và các giấy tờ khác được quy định trong hợp đồng ký kết giữa 2 bên. Các rủi ro và chi phí liên quan đến quá trình thông quan, xuất khẩu hàng hóa cũng do người bán chịu trách nhiệm.
– Người bán cần đảm bảo thời gian giao hàng đúng như đã thỏa thuận trên hợp đồng. Người bán phải chịu trách nhiệm nếu giao hàng muộn. Các khoản bồi thường (có thể có) sẽ được quy định rõ trên hợp đồng mua bán.
– Người bán không có trách nhiệm với người mua trong việc ký kết hợp đồng vận tải và bảo hiểm. Nếu người mua yêu cầu, người bán cần cung cấp thông tin để người mua mua bảo hiểm. Trong trường hợp này, người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí.
– Chi phí ký hợp đồng vận tải hàng hóa được người bán trả. Trong trường hợp 2 bên chưa có thỏa thuận cụ thể về địa điểm giao và nhận hàng, người bán có thể tự chọn địa điểm.
– Bên bán chịu trách nhiệm về rủi ro và các chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng được giao trọng vẹn cho người mua. Các khoản chi phí này bao gồm: cước phí vận tải, chi phí, bốc, xếp, dỡ hàng,…
– Tại nước xuất khẩu, bên bán phải chịu các khoản chi phí liên quan đến việc cân, đo, đong, đếm, kiểm tra các tiêu chuẩn hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Bên bán phải chịu trách nhiệm về mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển, cung cấp chứng từ của việc buôn bán, trao đổi hàng hóa cho bên mua hàng.
2 – Trách nhiệm của bên mua
– Người mua phải có trách nhiệm thanh toán đúng, đầy đủ số tiền hàng theo đúng hợp đồng ký kết. Các chi phí liên quan đến thủ tục nhập khẩu hàng hóa do người mua phải trả.
– Người mua cũng có trách nhiệm nhận hàng khi hàng đã đến địa điểm quy định gia hàng. Bên mua chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa sau khi đã thực hiện nhận hàng thành công, kể cả những chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa đến địa điểm khác.
– Người mua cần cung cấp mọi thông tin, chứng từ hợp pháp liên quan đến việc trao đổi, mua bán hàng hóa, hỗ trợ xuất khẩu cho người bán.
– Người mua phải nhận, kiểm tra toàn bộ các chứng từ do người bán cung cấp.
– Trừ các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa tại nước xuất khẩu, người mua phải trả các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng.
Hy vọng bài viết ngắn này của Cần Biết đã giúp độc giả hiểu khái niệm điều kiện DAP là gì. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, bạn nên tìm đọc tài liệu Incoterms 2010 phiên bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh đều được.
DAP giúp phân định trách nhiệm giữa bên bán và bên mua, cũng như chi phí và các rủi ro có thể phải chịu. Dân xuất nhập khẩu thì không thể bỏ qua kiến thức này được.
*** Xem thêm bài viết liên quan:
- Chỉ từ là gì, giải bài tập và soạn bài Khái niệm Chỉ từ Ngữ văn 6
- HSE là gì, nghề HSE là nghề làm gì và cần những yêu cầu nào
- Inbox là gì, giải thích ý nghĩa của từ Inbox trên Facebook và Internet
- PHP là gì, tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình PHP dễ hiểu nhất
- 1kw bằng bao nhiêu w, hp, ampe, v trong lĩnh vực điện
Nguồn: Canbiet.com.vn